Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Tảo Spiruline Có Thể Góp Phần Xóa Đói Gảm Nghèo

Mô Hình Nuôi Tảo Spiruline Có Thể Góp Phần Xóa Đói Gảm Nghèo
Ngày đăng: 14/03/2014

Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.

Tảo Spiruline có chứa các axit amin cần thiết như  lysin, threonin... Hàm lượng protein trong Spiruline thuộc vào loại cao nhất trong các thực phẩm hiện nay, 56-77% trọng lượng khô, cao hơn 3 lần thịt bò, cao hơn 2 lần trong đậu tương . Vì vậy Spiruline rất tốt cho trẻ em, người già và một số đối tượng khác như người bệnh sau phẫu thuật, thiểu năng dinh dưỡng. Tại Sóc Trăng, loài tảo này đã được ông Trần Văn Mây ở ấp Phương Hòa 3, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú nhân nuôi thành công

Từ năm 2009, được sự giúp đỡ của Hội “Những đứa con của rồng” (“Les enfants du dragon”) một tổ chức của Pháp, ông Trần Văn Mây đã được hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi trồng, sản xuất tảo spiruline.

Theo ông Mây, loại tảo này nuôi trồng cũng khá đơn giản, chỉ cần hồ nuôi bằng bê-tông chịu kiềm, nhà lưới, hàng rào bằng cây xanh quanh hồ để chống bụi và các xâm nhiễm khác. Thời gian nuôi một lứa từ 90-120 ngày, khoảng 8-15 ngày thì thu hoạch một lần.

Hiện nay ông Mây đang sản xuất gia công cho Hội “Những đứa con của rồng”, nên những sản phẩm làm ra được hội này thu lại và cho các Viện mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mong muốn lớn nhất của ông là được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp phép để được bán sản phẩm ra thị trường. 

Từ hiệu quả mô hình của ông Mây, tại xã Hưng Phú, Hội “Những đứa con của rồng” đã xây dựng thêm một điểm nuôi tảo spiruline thứ hai ở Nhà thờ Bô Na. Có thể nói, nuôi trồng, sản xuất tảo xoắn đang là hướng đi mới ở Sóc Trăng. Sản xuất tảo xoắn theo hướng công nghệ sinh học hứa hẹn sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương, góp phần nâng cao đời sống người dân.


Có thể bạn quan tâm

Tỷ Phú Trên Đất Mía Tỷ Phú Trên Đất Mía

Được mệnh danh là một tỷ phú trên đất mía, đó là anh Hồ Văn Đức, sinh ra và lớn lên tại đất võ Tây Sơn-Bình Định. Ông lên lập nghiệp và gắn bó với cây mía từ năm 1994 tại xã An Thành, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai. Bao năm thăng trầm với cây mía, giờ gia đình anh Đức đã có đến 56 ha mía liệt vào dạng “đại gia” chân đất của Đak Pơ

13/10/2011
Trồng Dứa Trúng Đậm Trồng Dứa Trúng Đậm

Theo những người trồng dứa, mùa dứa năm nay trúng đậm và được giá. Mỗi trái dứa sau khi thu họach đưa xuống núi, thương lái mua từ 5.000 – 8.000 đồng/trái, sản lượng tăng hơn 1,5 lần so với vụ mùa trước. Sau khi trừ hết chi phí, người dân thu lợi từ 30-35 triệu đồng/ha

29/11/2011
Tỉ Phú Chăn Bò Tỉ Phú Chăn Bò

Ở cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) có những thanh niên chăn bò có thu nhập lên tới 1-2 triệu đồng/ngày. Có người trở thành tỉ phú từ hai bàn tay trắng, khởi nghiệp từ nghề nuôi bò thuê.

05/04/2012
Thương Hiệu Độc Quyền Cho Người Đi Chân Đất Thương Hiệu Độc Quyền Cho Người Đi Chân Đất

Lần đầu tiên tại ĐBSCL có nông dân chưa học hết cấp 3 được cấp bằng chứng nhận thương hiệu độc quyền. Không phải là kỹ sư, bác sĩ hay nhà khoa học, nhưng các kỹ sư, nhà khoa học thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của ông. Ông là Võ Hồng Ngoãn - người được mệnh danh là “vua tôm” trên đất Bạc Liêu.

07/05/2011
Giữ Đúng Lịch Thời Vụ Đông Xuân Giữ Đúng Lịch Thời Vụ Đông Xuân

Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, nước lũ ở đầu nguồn sông Tiền và sông Hậu đang xuống chậm. Trong 5 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu tiếp tục xuống chậm, khu vực nội đồng Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười ít biến đổi trong vài ngày nữa sau đó cũng xuống chậm

19/10/2011