Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Tảo Spiruline Có Thể Góp Phần Xóa Đói Gảm Nghèo

Mô Hình Nuôi Tảo Spiruline Có Thể Góp Phần Xóa Đói Gảm Nghèo
Ngày đăng: 14/03/2014

Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.

Tảo Spiruline có chứa các axit amin cần thiết như  lysin, threonin... Hàm lượng protein trong Spiruline thuộc vào loại cao nhất trong các thực phẩm hiện nay, 56-77% trọng lượng khô, cao hơn 3 lần thịt bò, cao hơn 2 lần trong đậu tương . Vì vậy Spiruline rất tốt cho trẻ em, người già và một số đối tượng khác như người bệnh sau phẫu thuật, thiểu năng dinh dưỡng. Tại Sóc Trăng, loài tảo này đã được ông Trần Văn Mây ở ấp Phương Hòa 3, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú nhân nuôi thành công

Từ năm 2009, được sự giúp đỡ của Hội “Những đứa con của rồng” (“Les enfants du dragon”) một tổ chức của Pháp, ông Trần Văn Mây đã được hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi trồng, sản xuất tảo spiruline.

Theo ông Mây, loại tảo này nuôi trồng cũng khá đơn giản, chỉ cần hồ nuôi bằng bê-tông chịu kiềm, nhà lưới, hàng rào bằng cây xanh quanh hồ để chống bụi và các xâm nhiễm khác. Thời gian nuôi một lứa từ 90-120 ngày, khoảng 8-15 ngày thì thu hoạch một lần.

Hiện nay ông Mây đang sản xuất gia công cho Hội “Những đứa con của rồng”, nên những sản phẩm làm ra được hội này thu lại và cho các Viện mồ côi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Mong muốn lớn nhất của ông là được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp phép để được bán sản phẩm ra thị trường. 

Từ hiệu quả mô hình của ông Mây, tại xã Hưng Phú, Hội “Những đứa con của rồng” đã xây dựng thêm một điểm nuôi tảo spiruline thứ hai ở Nhà thờ Bô Na. Có thể nói, nuôi trồng, sản xuất tảo xoắn đang là hướng đi mới ở Sóc Trăng. Sản xuất tảo xoắn theo hướng công nghệ sinh học hứa hẹn sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.

Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương, góp phần nâng cao đời sống người dân.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Bỏ Tiền Túi Ra Nước Ngoài Học Trồng Cà Chua Nông Dân Bỏ Tiền Túi Ra Nước Ngoài Học Trồng Cà Chua

Tới ngã ba Liên Khương (Đức Trọng) còn phải đi thêm một đoạn đường hơn 10km mới đến trang trại của các anh Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Phú Quốc. Con đường dẫn vào trang trại được trải nhựa phẳng, hai bên là vườn cà phê đang chín.

21/02/2014
Cà Mau Thả Hơn 600.000 Con Giống Thủy Sản Xuống Biển Cà Mau Thả Hơn 600.000 Con Giống Thủy Sản Xuống Biển

Thực hiện Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau”, ngày 15/3, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức thả hơn 600.000 con giống thủy sản tại cửa biển Sông Đốc.

18/03/2014
Tăng Cường Đầu Tư Thủy Lợi Nội Đồng Phục Vụ Nuôi Tôm Tăng Cường Đầu Tư Thủy Lợi Nội Đồng Phục Vụ Nuôi Tôm

Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

18/03/2014
Hơn 1.000 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản Hơn 1.000 Ha Nuôi Trồng Thủy Sản

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.

18/03/2014
Nhộn Nhịp Tàu Cá Vươn Ra Trường Sa Nhộn Nhịp Tàu Cá Vươn Ra Trường Sa

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.

21/02/2014