Mô Hình Nuôi Tắc Kè Hoa Của Một Nông Dân

Chú Dương Văn Chúc cho biết, cách đây 2 tháng, chú có dịp tham quan mô hình nuôi tắc kè hoa tại thị trấn Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Được chủ trang trại giới thiệu về cách chăm sóc cũng như hiệu quả kinh tế của loại vật nuôi này, chú đã bỏ ra 2 triệu đồng mua 100 con giống tắc kè về nuôi thử. Theo chú Chúc, để phân biệt con đực, con cái thì nhìn vào hình dáng của chúng, con đực thường lớn hơn con cái. Trong 100 con tắc kè chú đang nuôi, có hơn 10 con đực, còn lại là con cái. Về chuồng trại không cần cầu kỳ lắm, chỉ xây bằng gạch, lợp tôn, xung quanh bao lưới kẽm để tắc kè không bỏ đi. Trong chuồng thiết kế các kệ, ống nhựa và các loại cây gỗ để tắc kè có nơi trú ẩn.
Về chế độ ăn uống, thức ăn của tắc kè chủ yếu là mối đất, mối cách, dế và các loại côn trùng. Tắc kè ăn suốt ngày, đói lúc nào là ăn lúc đó, vì vậy chúng rất mau lớn. Cách đây 2 tháng, khi mới nuôi chúng chỉ bằng đầu ngón tay cái thì nay đã nặng gần 200g. Song song với nuôi tắc kè, chú Chúc còn đầu tư nuôi khoảng 20 thùng dế, mỗi thùng khoảng 4 đến 5kg dế. Thức ăn của dế chủ yếu là cám thực phẩm và các loại rau, lá cây mì. Dế nuôi khoảng 35 đến 40 ngày là có thể xuất bán, một kg dế khoảng 50.000 đồng. Chú Chúc cho biết, nuôi tắc kè kết hợp nuôi dế là để sử dụng dế làm thức ăn cho tắc kè. Tắc kè rất khoẻ, không hề bị bệnh, nếu có chết là do chúng cắn nhau trong lúc giành thức ăn. Tắc kè nuôi chừng 6 tháng là sinh sản, một con tắc kè đẻ một năm hai lần vào đầu và cuối mùa mưa, mỗi lần đẻ khoảng 10 trứng, chúng ấp trứng như trong môi trường tự nhiên nên tỷ lệ nở đạt thấp, khoảng 50%. Trong quá trình tắc kè ấp trứng cần kiểm soát kỹ nếu không sẽ bị các con tắc kè khác ăn mất trứng.
Cũng theo chú Chúc, nếu nuôi đạt yêu cầu, khoảng 6 đến 7 tháng là có thể xuất bán tắc kè thịt. Giá tắc kè thịt khoảng 200.000 đồng/kg, đầu ra cho sản phẩm này hiện nay trên thị trường rất rộng, có thể xuất bán cho các nhà hàng ở TP.HCM hoặc xuất khẩu sang Trung Quốc để làm thuốc. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của chú Chúc là không có một tài liệu nào nói về cách nuôi loài vật này. Trong quá trình nuôi phải tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước. Bên cạnh đó, trong quá trình xuất bán nếu không được cơ quan chức năng cấp giấy phép thì rất khó cho quá trình vận chuyển, vì đây là loại động vật hoang dã.
Chú Nguyễn Xuân Thái, Chủ tịch Hội Nông dân xã Định Hiệp, cho biết hiện nay hội viên nông dân xã đang đầu tư nhiều mô hình kinh tế như nuôi rắn, cá sấu, ếch, kỳ đà, ba ba, cá lóc... Những mô hình này phát triển tốt và đang mang lại lợi nhuận cao. Riêng mô hình nuôi tắc kè kết hợp nuôi dế của hội viên nông dân Dương Văn Chúc tuy mới ở bước thử nghiệm nhưng hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nếu mô hình này thành công, hội sẽ nhân rộng để các hội viên khác học tập để phát triển kinh tế gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến tháng 10-2014, toàn xã đã đóng mới được 37 phương tiện, trong đó 8 phương tiện có công suất từ 48 đến 63 CV, 29 phương tiện có công suất từ 90 đến 550 CV và thành lập được 1 tổ dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển với 4 tàu từ 250 CV trở lên, chủ yếu khai thác các loại hải sản xuất khẩu có giá trị kinh tế cao ở tầm trung và khơi xa.

Theo chân cán bộ xã Thạch Quảng, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của gia đình anh Bùi Văn Cự tại làng Thố. Không giấu nổi niềm vui khi đã chọn được con đường làm giàu đúng đắn, anh Cự nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm những chuồng trại dưới đồi mía và keo.

Vài năm gần đây, nông dân Đắk Lắk và một số tỉnh bắt đầu “bén duyên” với ca cao, loại cây trồng được xem như “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Thị trường Hoa Kỳ tăng 22,84% về khối lượng và tăng 36,58% về giá trị; Singapore tăng 55,5% về khối lượng và 95,14% về giá trị; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 49,85% về khối lượng và tăng 79,4% về giá trị. Thị trường Ấn Độ tăng 97,0% về khối lượng và 2,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Cụ thể gồm dự án NM bảo quản, chế biến trái cây có múi đặc sản Hậu Giang (vùng nguyên liệu 9.700 ha); NM bảo quản, chế biến khóm Cầu Đúc (2.000 ha); Đầu tư SX, tiêu thụ, chế biến cá đồng (1.500 ha); Chăn nuôi tập trung (trang trại từ 1.000 - 2.000 con heo, gia cầm 2.000 con trở lên);