Mô Hình Nuôi Sò Huyết Trong Ao Đất Tại Xã Dân Thành (Trà Vinh)

Thời điểm được chọn thả giống là vào tháng 4 âm lịch; mật độ thả nuôi là 120 con/m2; tỷ lệ nuôi sống đật 60%
Có dịp được tận mắt nhìn thấy những ao, đầm nuôi sò huyết của người dân ở vùng Tân Biên, Kiên Giang cho lợi nhuận rất cao, năm 2010 anh Võ Văn Sóng, ấp Cồn Cù, xã Dân Thành (Trà Vinh) quyết định nuôi thử nghiệm con sò huyết trong ao đất. Kết quả qua 3 vụ nuôi đều thành công, mang về cho gia đình lợi nhuận vài chục triệu đồng sau mỗi vụ nuôi.
Anh Võ Văn Sóng, phấn khởi cho biết: Sau nhiều vụ nuôi tôm sú thất bại, được sự động viên và hướng dẫn kỹ thuật nuôi con sò huyết của người thân. Vụ nuôi năm 2011, thông qua người thân tại Tân Biên, Kiên Giang anh được hướng dẫn và chọn mua vài chục kg sò huyết giống, loại giống sò huyết trắng, được khai thác trong tự nhiên tại vùng biển Kiên Giang về ương dưỡng. Anh tận dụng và cải tạo lại 3 ao nuôi tôm sú có diên tích 5.000 m2 để thả nuôi. Do mới nuôi lần đầu, chưa nắm bắt được kỹ thuật cũng như tập tính của con sò huyết, nên tỷ lệ sò con bị hao hụt nhiều. Tuy chỉ nuôi thử nghiệm vài ba chục kg sò huyết giống, nhưng ngay vụ nuôi đầu đã mang về cho gia đình anh lợi nhuận vài chục triệu đồng.
Phát huy kết quả đạt, năm 2013 anh Võ Văn Sóng tiếp tục thả nuôi vụ thứ hai cũng vài ba chục kg sò huyết giống. Sau 7 tháng thả nuôi, anh bắt đầu thu hoạch, bằng cách chọn những con đạt kích cở bỏ mối cho bạn hàng ở các chợ và các nhà hàng trên địa bàn. Với nguồn sò huyết thương phẩm thu được không đủ cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ tại địa bàn.
Nhìn thấy con sò huyết thích nghi và phát triển tốt trong môi trường ao đất, đầu ra của sản phẩm là rất ổn định và luôn ở mức cao. Từ đó, anh Võ Văn Sóng quyết định đầu tư thả nuôi với số lượng lớn hơn. Bước sang vụ nuôi năm 2013 cũng với diện tích đó, anh Võ Văn Sóng quyết định thả nuôi 50 kg sò huyết giống, loại 12.000 con/kg, có giá 160.000 đồng/kg được mua tại Kiên Giang về nuôi. Thời điểm được anh chọn thả giống là vào tháng 4 âm lịch; mật độ thả nuôi là 120 con/m2; tỷ lệ nuôi sống đật 60%. Sau 7 tháng thả nuôi anh Sóng tiến hành thu hoạch, lúc nầy sò huyết đã đạt kích cử từ 100 đến 110 con/kg. Giá bán bình quân là 50.000 đồng/kg. Bình quân mỗi kg sò huyết giồng thả nuôi sẽ cho ra hơn 70 kg sò thương phẩm.
Trong vụ nuôi của năm 2013, với 50 kg sò huyết giống thả nuôi, anh Võ Văn Sóng đã thu hoạch đợt I được gần 1,3 tấn sò thương phẩm. Dự kiến sản lượng sò còn lại cũng hơn 1,2 tấn, mang về nguồn thu hơn 120 triệu đồng. Trừ các khoản chi phí như: mua con giống; lưới; cải tạo ao; công lao động… thì lợi nhuận thu được là hơn 100 triệu đồng/0,5 ha/vụ nuôi.
Để nuôi sò huyết thương phẩm trong ao đất đạt hiệu quả, anh Võ Văn Sóng cho biết thêm: Thời điểm thích hợp để thả sò giống vào ao nuôi là vào tháng 4, tháng 5 âm lịch. Về con giống, nên chọn mua loại giống sò huyết trắng, được khai thác trong tự nhiên tại vùng biển Kiên Giang và đã được ương dưỡng; nên dùng lưới bao quanh bờ để sò không lên bờ tránh hao hụt.
Sò huyết là đối tượng rất dễ nuôi, không cần cho anh, khâu chăm sóc cũng đơn giản, ít xảy ra dịch bệnh. Đặc biệt là nuôi sò huyết trong ao đất còn có tác dụng duy trì chất lượng trong ao; sò huyết lại lớn nhanh rất thuận tiện trong khâu quản lý, là mô hình nuôi ổn định, mang tình bền vững; đồng thời, là loài có giá trị kinh tế và dinh dưỡng rất cao.
Do đó, có thể kết hợp nuôi sò huyết với các đối tượng khác như tôm sú, cá kèo… để tăng nguồn thu nhập cho kinh tế hộ gia đình. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của bà con ngư dân là muốn phát triển nghề nuôi thủy sản theo hướng bền vững; đồng thời, đa dạng được con nuôi. Mô hình nuôi sò huyết trong ao đất của hộ anh Võ Văn Sóng, ấp Cồn Cù đã được UBND xã Dân Thành kết hợp phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh tổ chức Hội thảo đầu bờ để phát huy và nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm khuyến khích các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) duy trì ổn định và phát triển sản xuất, Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ vừa tổ chức hỗ trợ cá thát lát cườm và cá rô phi giống cho hàng trăm hộ dân ở 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới và nông dân trong mô hình mẫu điểm, cánh đồng mẫu lớn trong huyện.

Hàng trăm ha bắp vụ Hè Thu thuộc các xã Bình Trung, Bình Giã, Xuân Sơn (huyện Châu Đức - Bà Rịa - Vũng Tàu) có nguy cơ mất trắng do cây phát triển không đồng đều và không ra trái. Được biết đây là giống bắp NK67 - lai đơn F1có xuất xứ từ Inđonesia do Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (trụ sở đóng tại khu công nghiệp Biên Hòa - Đồng Nai) nhập khẩu và phân phối.

Dịch bệnh trên cây trồng ngày càng tăng, vì vậy trong định hướng phát triển kinh tế vườn, Vũng Liêm (Vĩnh Long) vẫn tiếp tục quan tâm xây dựng và thực hiện một số dự án, mô hình sản xuất có hiệu quả. Trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển các vườn cây ăn trái theo hướng bền vững, tăng năng suất và chất lượng.

Để đảm bảo các quy định về nuôi động vật hoang dã (ĐVHD), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa đã triển khai nhiều biện pháp quản lý.

Theo ông Lâm Xuân Tuấn, Giám đốc Công ty Điện lực Cà Mau, đến thời điểm này, các hạng mục công trình trong đề án nâng cấp lưới điện 3 pha giai đoạn I phục vụ các vùng nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã hoàn thành.