Hà Nội chuyển diện tích đất lúa sang nuôi thủy sản

Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2016 sẽ chuyển khoảng 6.500 ha và giai đoạn 2016 - 2020 chuyển khoảng 14.500 ha diện tích gieo trồng lúa sang cây trồng khác, kết hợp nuôi thủy sản. Đây là đất lúa kém hiệu quả, hoặc vùng chiêm trũng. Cùng với nuôi thủy sản, các loại cây trồng thay thế bao gồm:ngô, đậu tương, rau, đậu thực phẩm, khoai, hoa cây cảnh…
Tính đến nay, toàn thành phố có trên 21.000 ha diện tích nuôi thủy sản, sản lượng đạt khoảng 90.000 tấn, đáp ứng 40% nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn. Toàn thành phố có 70 - 80 vùng nuôi quy mô 30 - 200 ha, hơn 1.000 trang trại nuôi thủy sản kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm, 19 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng khoảng 80% nhu cầu về giống cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Phần lớn con giống đưa vào chăn nuôi nhập từ các địa phương khác hoặc do người dân tự sản xuất, trong khi nhiều giống vật nuôi đặc sản lại chưa phát huy được thế mạnh.

Liên quan đến một số bài viết về rau an toàn (RAT) trên báo chí gần đây, ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho rằng, khi báo chí thông tin không chính xác, không đầy đủ sẽ gây thiệt hại cho sản xuất và người tiêu dùng.

Đồng Nai có 5 vùng trồng nấm lớn, thuộc các huyện: Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Nhơn Trạch và TX.Long Khánh, với hàng trăm trại trồng nấm mèo đen, mèo trắng, bào ngư, nấm sò… Trong đó, nấm mèo chiếm đa số với thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc.

Hiện nay, các hộ nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đang gấp rút hoàn thiện nốt công đoạn vệ sinh cải tạo ao đầm…, chuẩn bị xuống giống cho vụ nuôi trồng thuỷ sản xuân hè năm 2014.

Giá dưa hấu rớt thê thảm khiến nhiều nông dân xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) phải điêu đứng. Hiện giá dưa chỉ còn 2.300-2.700 đồng/kg (thời điểm này năm ngoái là 5.700-6.700 đồng/kg).