Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng Hiệu Quả Cao

Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 05/08/2013

Mô hình nuôi rắn ri tượng quy mô nhỏ được ông Cao Văn Hùng, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), áp dụng 3 năm, cho thu nhập từ 30 - 100 triệu đồng/năm. Từ cách nuôi đơn giản, hiệu quả, ông đang mở rộng quy mô nuôi đối tượng này.

Năm 2010, từ 4 con rắn ri tượng con, chỉ sau 1 năm chăm sóc, 3 con rắn cái sinh sản 34 rắn con. Thấy rắn phát triển tốt, sinh sản được trong điều kiện nuôi bể xi-măng, ông Hùng tiếp tục đầu tư xây bể chỉ với kích thước ngang 7 tấc, dài 1 m và cao 6 tấc. Bể được bố trí ống xả thải để thuận tiện hơn khi thay nước.

Ông Hùng cho biết: “Ban đầu tôi không nghĩ rắn có thể sinh sản trong bể xi-măng với kích thước nhỏ như vậy. Trong khi đó, nhiều nơi trong tỉnh nuôi với diện tích lớn và có nơi được nuôi trong bể, thau, xô nhựa... Riêng mô hình của tôi trong 3 năm qua cho thấy, ở điều kiện bể xi-măng rắn vẫn sinh sản và phát triển tốt”.

Nguồn nước sử dụng cấp, thay cho rắn ri tượng hằng ngày được ông lấy từ nước mưa hoặc nước giếng khoan. Do thay nước thường xuyên, cung cấp thức ăn đầy đủ cho rắn nên trung bình 1 năm nuôi, rắn đạt trọng lượng từ 1 - 1,2 kg. Thức ăn cho rắn chủ yếu tại chỗ, từ nguồn cá phi, nhái trong vuông nên không tốn chi phí, lợi nhuận cao.

Với mật độ nuôi từ 10 - 15 con trong bể với diện tích 1 m2 thì việc cho rắn ăn cũng phải biết cách. Bởi với tập tính giành ăn, chúng cắn nhau sẽ gây tổn thương da, ảnh hưởng đến sức lớn cũng như chất lượng trứng của rắn trong mùa sinh sản.

Ông Hùng chia sẻ kinh nghiệm: “Khi cho ăn ta phải dùng cây khều cho rắn không giật mình cắn nhau. Sau đó, dùng đũa xiên qua mắt cá và tiến hành rà xung quanh miệng cho rắn ăn, đến khi nào không còn ăn nữa thì thôi. Không nên nhét, ép rắn ăn thêm, bởi nuôi rắn đẻ không nên cho rắn ăn quá no dẫn đến rắn tích tụ nhiều mỡ, trứng không đạt đầu con”.

Chính kinh nghiệm trên nên vụ nuôi năm 2012, từ 25 con rắn giống, mỗi con đẻ trung bình 25 rắn con, ông Hùng thu về trên 35 triệu đồng (khoảng 350 rắn con). Năm nay, đến thời điểm này, ông bán rắn con được trên 30 triệu đồng. Hiện ông còn để lại trên 100 rắn con để nuôi thí nghiệm trong ao đất. Qua thời gian nuôi thử nghiệm, rắn đang phát triển tốt.

Do rắn con được sinh sản tốt nên ngày trước rắn đẻ, ngày sau có thể bán được. Hiện nay, các hộ nuôi từ các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau đều biết và tìm đến mua rắn của ông.

Ông Nguyễn Chi Lăng, cán bộ khuyến nông - khuyến ngư xã Tân Hưng, cho biết: “Ông Hùng là một trong những người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi rắn ri tượng ở huyện Cái Nước. Đến nay, trong xã có nhiều hộ nuôi theo cũng đã thành công bước đầu. Đây không những là mô hình để nông dân trao đổi, học tập kinh nghiệm mà còn là địa chỉ cung cấp rắn ri tượng giống cho người dân”.


Có thể bạn quan tâm

Những Thành Công Bước Đầu Của Mô Hình VietGAP Những Thành Công Bước Đầu Của Mô Hình VietGAP

Vài năm trở lại đây, nông dân ở một số nơi trong tỉnh Cà Mau dần được tiếp cận với loại hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và đạt nhiều kết quả bước đầu. Ông Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, phấn khởi: “Huyện Trần Văn Thời đã phát triển được loại hình này ở xã Khánh Hưng với cây thanh long ruột đỏ.

09/05/2014
Tây Nguyên Ngừng Khai Thác Hàng Nghìn Ha Cao Su Vì Lỗ Tây Nguyên Ngừng Khai Thác Hàng Nghìn Ha Cao Su Vì Lỗ

Cao su - một trong những nông sản chủ lực ở khu vực Tây Nguyên đang gặp rất nhiều khó khăn, một phần do giá mủ xuống thấp, một phần do việc xuất khẩu sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn. Ở nhiều vườn cao su liên kết và cao su tiểu điền, nông dân đã ngừng cạo mủ vì tiền bán sản phẩm thấp hơn chi phí.

28/05/2014
Nông Dân Trồng Nấm Vào Vụ Mới Nông Dân Trồng Nấm Vào Vụ Mới

Do thời gian qua, giá một số loại nấm đứng ở mức thấp nên mùa vụ này, nhiều nông dân trồng nấm không đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nhu cầu tiêu thụ bịch phôi nấm không cao bằng các vụ nấm khác trong năm. Hiện lượng nấm mèo khô tồn tại các trại nấm còn khá nhiều vì giá thu mua thấp, chỉ có từ 70-72 ngàn đồng/kg.

28/05/2014
Dưa Hấu Cuối Vụ Tăng Giá Vì Khan Hiếm Dưa Hấu Cuối Vụ Tăng Giá Vì Khan Hiếm

Khi mùa dưa hấu chính vụ đã qua, giá dưa từ 2.000 đồng/kg được thu mua tại ruộng vào thời điểm cách đây hơn 1 tháng nay đã tăng lên 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, những ruộng dưa còn thu hoạch vào thời điểm này ít nên xảy ra tình trạng khan hiếm hàng.

09/05/2014
Lan Toả Từ Phong Trào Nông Dân Sản Xuất Giỏi Lan Toả Từ Phong Trào Nông Dân Sản Xuất Giỏi

Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Thới Bình phối hợp với ban, ngành, các cấp thực hiện phong trào Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với đăng ký thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trong đó, phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi luôn được đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tích cực hưởng ứng.

28/05/2014