Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dọn đường xuất khẩu nhãn chín muộn sang Mỹ

Dọn đường xuất khẩu nhãn chín muộn sang Mỹ
Ngày đăng: 31/08/2015

Là một trong bốn loại cây ăn quả chủ lực nằm trong đề án phát triển cây ăn quả đặc sản của Hà Nội, nhãn chín muộn là đặc sản của đất Hà thành, giúp nông dân vươn lên làm giàu. Đặc biệt, từ khi vải, nhãn Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, Hà Nội đang chuẩn bị các bước cần thiết để xuất khẩu nhãn chín muộn sang thị trường này.

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, nhãn chín muộn là loại cây ăn quả trồng trong vườn nhà dân, lâu nay phục vụ nhu cầu thị trường Hà Nội. Với hương vị thơm ngon, giòn ngọt, cùi dày, quả lại to đẹp nên giá trị kinh tế khá cao. Từ những ưu điểm đó, khi xây dựng đề án phát triển cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao, Hà Nội đã chọn nhãn chín muộn là một trong những loại quả chủ chốt.

Năm 2011, Sở NN&PTNT giao Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội rà soát, quy hoạch vùng sản xuất nhãn chín muộn tập trung dọc vùng bãi Sông Đáy, chủ yếu ở xã Đại Thành (Quốc Oai) và An Thượng (Hoài Đức), sau đó nhân rộng ra địa phương lân cận. Đến nay, toàn thành phố có trên 120ha nhãn chín muộn trồng tập trung, trong đó, khoảng 20ha đã được cấp giấy chứng nhận VietGap.

Theo Chủ tịch Hội Sản xuất và Kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức Triệu Tiến Ích, đến nay, 60 hội viên Hội Sản xuất và Kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức trồng 50ha nhãn muộn, mỗi năm cho thu hoạch 300 - 400 tấn. Hiện hầu hết diện tích do Hội quản lý được Sở NN&PTNT hỗ trợ, sản xuất theo quy trình VietGap, bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.

Năm 2014, huyện Hoài Đức xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể "Nhãn chín muộn Hoài Đức". Đến nay, huyện đã được công nhận 2 mã vùng chỉ dẫn địa lý, nhận diện sản phẩm nhãn chín muộn ở xã Song Phương và An Thượng. Đây là thuận lợi cho cây trồng đặc sản này hội tụ các yếu tố để tiếp cận vươn tới các thị trường nhập khẩu khó tính.

Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, được sự hỗ trợ của thành phố, Hội Sản xuất và Kinh doanh nhãn chín muộn Hoài Đức đã đưa nhãn chín muộn vào tỉnh Bình Dương chiếu xạ để bảo đảm đủ điều kiện xuất sang Mỹ. Hiện giá nhãn chín muộn bán tại vườn là 30.000 - 45.000 đồng/kg, nếu tiếp cận thành công thị trường Mỹ, giá bán có thể cao gấp 9 - 10 lần. Dự kiến đầu tháng 9, các vườn trồng nhãn chín muộn trên địa bàn thành phố đồng loạt thu hoạch, dự kiến năng suất 12 - 15 tấn/ha.

Đầu ra của quả nhãn muộn khá thuận lợi vì không bị cạnh tranh so với nhãn chính vụ và thương lái tìm đến tận vườn để thu mua. Để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm quả nhãn chín muộn, các đơn vị trực thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội đang phối hợp tích cực với các hộ trồng nhãn, doanh nghiệp, siêu thị để từng bước tạo dựng thị trường ổn định, đồng thời tiến hành các hoạt động xúc tiến xuất khẩu.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Chu Phú Mỹ, khi nhãn chín muộn Hà Nội đủ các điều kiện để xuất sang Mỹ, thành phố tập trung phân vùng để có lượng hàng ổn định xuất khẩu. Muốn vậy, phải tuân theo những quy trình gắt gao, sản xuất nhãn muộn hướng tới ứng dụng khoa học công nghệ cao, hình thành vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa trên quy mô lớn.


Có thể bạn quan tâm

Cá Chình Xuất Khẩu Trên 500.000 Đồng/kg Cá Chình Xuất Khẩu Trên 500.000 Đồng/kg

Đó là mức giá bán buôn cao hơn từ 100.000 - 150.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2014 và tăng mạnh trong 3 năm trở lại đây. Nông dân Phan Hồng Phúc (ấp Hòa Tây B, xã Phú Thuận, Thoại Sơn, An Giang) cho biết, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu cá chình xuất khẩu còn tăng cao và thị trường tiêu thụ đang phát triển tốt.

12/02/2015
Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm Một Số Lưu Ý Khi Lấy Nước Vào Ao Nuôi Tôm

Đối với những ao nuôi đã lấy nước và chưa thả giống, bà con cần diệt khuẩn 2 lần bằng 2 loại thuốc diệt khuẩn khác nhau. Sau đó thực hiện gây màu nước, khi nước ao đạt độ trong 30 - 40 cm là thích hợp. Bà con nên thả giống theo đúng lịch thời vụ khuyến cáo bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 năm 2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

12/02/2015
Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản Chủ Động Phòng, Chống Dịch Bệnh Trong Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Dịch bệnh tiếp tục gây chết tu hài nuôi tại Vân Đồn trong các tháng 2, 3 kéo dài đến tháng 8, 9-2014. Nguyên nhân ban đầu được đánh giá là do ký sinh trùng Perkinsus, vi khuẩn Pseudomonas, Vibrio gây sưng vòi trong điều kiện độ pH, độ mặn cao. Hiện tượng cá rô phi, trắm cỏ, cá chép nuôi tại Uông Bí, Quảng Yên và Đông Triều chết rải rác trong năm 2014 cũng là do nhiễm khuẩn Pseudomonas.

12/02/2015
Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 33 triệu đồng, tăng 9,9 % so với năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 4,9 %. Năm 2014, Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, đạt 1,3 tỷ USD vượt kế hoạch đặt ra. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho địa phương.

12/02/2015
“Cao Thủ” Bắt Lịch Bằng Tay “Cao Thủ” Bắt Lịch Bằng Tay

Khi kênh Trà Sư mùa cạn nước, người dân trong xóm lại thấy anh Mạnh tay cầm chiếc can nhựa chạy xe gắn máy rảo khắp kênh, rạch để bắt lịch. Lớn lên tại vùng quê nghèo, cái nghề này đã gắn chặt với anh Mạnh từ nhỏ. Anh kể, ngày trước, cá và tôm ở kênh Tha La, Trà Sư nhiều vô kể.

12/02/2015