Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình nuôi rắn mối đầu tiên ở huyện Tân Phú Đông

Mô hình nuôi rắn mối đầu tiên ở huyện Tân Phú Đông
Ngày đăng: 12/09/2015

Vài tháng trước, anh Huỳnh Xuân Nhớ, sinh năm 1989, ngụ thị xã Gò Công trong lần dự tiệc, được thưởng thức thử món rắn mối rang muối ớt, anh Nhớ không thể nào quên hương vị tuyệt vời từ món ăn này, nên đã cất công tìm hiểu, đầu tư 10 triệu đồng mua 1.000 con rắn mối giống bố mẹ để gầy giống tại nhà cha mẹ vợ là ông Võ Minh Tâm, ngụ ấp Lý Quàn 2, xã Phú Đông, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Đặc biệt, người nuôi phải xây dựng sân phơi có cây cỏ, bóng mát làm nơi phơi nắng cho rắn mối. Từ những con giống ban đầu, anh Nhớ đã làm chuồng diện tích 20m2, 2/3 diện tích đáy chuồng tráng xi măng, bên trong sắp xếp các dãy gạch ống loại 4 lỗ để làm nơi ở rắn mối, phần diện tích chuồng còn lại anh trồng thêm cây cỏ, tạo bóng mát và là nơi thu hút các loại côn trùng làm thức ăn bổ sung thêm cho rắn mối.

Xung quanh thành chuồng xây tường gạch cao khoảng 7 tấc, mặt trong áp tole bóng để rắn mối không bò được ra ngoài, bên trên dùng lưới che kín để tránh các loài chim dữ, chó mèo, rắn rết gây hại.

Rắn mối là loài ăn tạp, thức ăn ưa thích nhất của chúng là các loại côn trùng, các loài lưỡng cư, giáp xác nhỏ và trái cây có vị ngọt. Tuy nhiên để đảm bảo về kinh tế, anh đã tập cho rắn mối ăn thức ăn gồm hỗn hợp cơm trộn trứng gà, mỗi ngày cho ăn 1 lần vào lúc trời có nắng khoảng 7 - 8 giờ sáng.

Với 1.000 con rắn mối bố mẹ, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 400g hỗn hợp cơm trộn trứng gà. Ngoài ra, anh còn nuôi thêm dế để làm thức ăn bổ sung thêm cho rắn.

Anh Nhớ lưu ý, do rắn mối là loài hoang dã nên rất kỵ tiếng động lớn, do đó người nuôi nên hạn chế việc thăm chuồng làm phiền chúng, sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng.

Bà con nên theo dõi để lựa ra những con rắn mối cái (bụng to) sắp sinh sản để nuôi riêng, tránh hiện tượng rắn đực cắn chết rắn con và để dễ bề bắt rắn con ra chăm sóc. Rắn mối mỗi năm để 2 lần, mỗi lần khoảng từ 7 - 15 rắn con, rắn mối mới sinh đến trưởng thành khoảng 5 tháng, bắt đầu sinh sản từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 9.

Rắn mối trong môi trường nuôi nhốt thường mắc các bệnh như thiếu khoáng chất, triệu chứng liệt chân, bệnh nấm da, tiêu chảy và giun sán. Do đó, người nuôi cần quan tâm chế độ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ bổ sung khoáng chất, phun thuốc sát trùng và sổ giun cho rắn.

Theo anh Nhớ, để nghề nuôi rắn mối thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cao thì điều quan trọng nhất là việc lựa chọn con giống có chất lượng và nguồn gốc rõ ràng;

Xây dựng chuồng trại đúng quy cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếu đạt các yêu cầu này rắn mối sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề đầu ra không còn là điều đáng ngại, bởi nhiều cơ sở đã liên hệ với gia đình anh để bao tiêu sản phẩm với giá khoảng 250.000 đồng/kg rắn mối thịt.

Anh Nhớ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm nuôi rắn mối cho bà con, khi có nhu cầu.


Có thể bạn quan tâm

Giải Bài Toán Nông Nghiệp Giải Bài Toán Nông Nghiệp

Ông Lịch cho rằng, để giải bài toán cho ngành nông nghiệp không chỉ đặt trách nhiệm riêng cho Bộ NN-PTNT mà cần phải xem xét tính phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành…

18/11/2014
Agro Viet 2014 Dấu Ấn Doanh Nghiệp Nhật Bản Agro Viet 2014 Dấu Ấn Doanh Nghiệp Nhật Bản

Trong số 7 DN tham gia hội chợ tại VN lần này, ngoài một số Cty như Kubota, Maruyama… đã có sản phẩm phân phối tại VN, đa số những DN mới chỉ lần đầu tiên sang VN nên mục tiêu trước mắt sẽ tập trung thăm dò thị trường. Bước đầu, các DN Nhật sẽ chú trọng vào các loại máy canh tác lúa, rau màu và cây ăn quả…

18/11/2014
Hình Thành Chuỗi Liên Kết Kinh Doanh Lúa Gạo Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Hình Thành Chuỗi Liên Kết Kinh Doanh Lúa Gạo Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Các hộ gia đình, các công ty TNHH thu mua sẽ được đảm bảo tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ (nếu có) một cách thuận tiện và an toàn nhất. Song song đó, giá thành của hạt gạo xuất khẩu sẽ được giảm do tiết kiệm được các chi phí trung gian, góp phần điều tiết giá thị trường lúa gạo theo chủ trương của Chính phủ.

18/11/2014
Dồn Lực Cánh Đồng Lớn Dồn Lực Cánh Đồng Lớn

Nguyên nhân chính là gạo Việt Nam không có thương hiệu mà chất lượng lại thấp. Mặc khác, các DN kinh doanh XK gạo của Vinafood 2 chưa chủ động được chân hàng, nguồn hàng, nên luôn ở thế bị động, gặp khó khăn khi thực hiện hợp đồng XK. Từ đó, dẫn đến việc cả DN và nông dân chịu nhiều rủi ro vì sự biến động của thị trường thế giới.

18/11/2014
Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phát Triển Chè Bền Vững Ra Mắt Ban Chỉ Đạo Phát Triển Chè Bền Vững

Phó Cục trưởng phụ trách Cục Trồng trọt Phạm Đồng Quảng cho biết, nhằm thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã ra Quyết định thành lập BCĐ Chương trình phát triển chè bền vững nhằm giúp Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp, điều hành, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách, huy động nguồn lực xã hội thúc đẩy chương trình phát triển chè bền vững.

18/11/2014