Mô Hình Nuôi Rắn Đẻ

“Nuôi rắn ri voi đẻ ham lắm, mỗi con rắn cái đẻ từ 8-10 con, rắn cái càng lâu năm đẻ con càng nhiều hơn. Mỗi rắn ri voi con gặp lúc có giá bán được 15.000-20.000đ/con”. Anh Nguyễn Văn Thắng, một người nuôi rắn ri voi cho biết.
Từ nuôi rắn thịt đến nuôi rắn đẻ...
Ở ấp Hòa Bình, xã Nguyễn Văn Thảnh, huyên Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) có trên 80 hộ dân nuôi rắn ri voi thịt lâu đời. Khoảng 3 năm trước, khi rắn ri voi thịt có giá, con giống thì khan hiếm, anh Võ Văn Đương - một người nuôi rắn ở đây - nghĩ “sao không thử nuôi rắn đẻ, vừa chủ động được nguồn giống, vừa hạn chế được khâu hao hụt”. Anh Đương bắt đầu âm thầm nghiên cứu tìm cách cho rắn đẻ. Sau thời gian dài mày mò anh phát hiện việc cho rắn đẻ cũng đơn giản. Trước hết anh nhốt 2 rắn cái với một rắn đực, khoảng vài ngày sau bắt rắn đực ra, rắn cái đúng 9 tháng sau sẽ đẻ. Rắn con kích thước bằng nhau nên khi thả nuôi chung đã hạn chế được việc con lớn ăn con bé. Việc chăm sóc rắn cái cũng không phức tạp, chỉ cần con rắn cái khỏe mạnh, không bị trầy da tróc vảy là có thể nuôi cho đẻ được, tuy nhiên người nuôi rắn đẻ phải nhớ nằm lòng là khi rắn mẹ đẻ xong phải nhanh chóng chuyển rắn con sang nơi khác, nếu không đói quá rắn mẹ sẽ ăn sạch bầy con. Từ cách làm của anh Đương, các hộ dân trong vùng đã chủ động chuyển từ nuôi thịt sang nuôi rắn đẻ cung cấp cho các nơi.
“Nghề của nguời nghèo...”
Anh Thắng đã ví von như vậy về nghề nuôi rắn ri voi, bởi lẽ bà con gắn với nghề này hầu hết đều nghèo, do vậy không cần nhiều vốn, không tốn công sức đầu tư xây chuồng trại, bà con có thể tận dụng gầm giường hay xó xỉnh nào đó trong nhà là có thể thả nuôi rắn trong các thau, chậu, thùng. Thức ăn của rắn là ếch nhái, lươn, các loại cá trơn... Rắn con nuôi đúng một năm sẽ đạt trọng lượng trên 1kg là có thể bán được. Thông thường vào cận Tết là rắn có giá cao nhất. Ở thời điểm này làng rắn sôi động hẳn lên, thương lái tới mua rắn ì xèo, giá rắn lên đến 190.000-270.000đ/kg. Trừ chi phí, tùy theo nuôi nhiều hay ít mà các hộ nuôi có thể lời từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng. “Tôi nuôi rắn cả năm trời chỉ lời mấy trăm ngàn đồng cũng thấy quí lắm, với những ngày cận Tết, dân nghèo có vài trăm ngàn đồng là ăn Tết lớn xôm lắm rồi...” - anh Thắng nói. Tuy anh Thắng nói như thế, nhưng dưới góc độ của những nhà chăn nuôi chuyên nghiệp thì nuôi rắn đẻ rồi đây sẽ không chỉ là việc của người nghèo
Có thể bạn quan tâm

Nhằm động viên, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công và công nghiệp nông thôn (CNNT); những tháng đầu năm 2015, Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến công thương (KCXTCT) đã phối hợp với các huyện, đơn vị sản xuất kinh doanh lập danh sách đăng ký hỗ trợ nguồn khuyến công, đồng thời nắm bắt tình hình đầu tư, sản xuất của các cơ sở CNNT.

Đến Quang Bình mùa này, trải rộng trước mắt chúng tôi là màu xanh ngút ngàn của những đồng lúa, nương ngô và những nương chè shan. Nhiều chị em hội viên phụ nữ nơi đây đã vươn lên làm giàu nhờ nuôi lợn, trồng chè, tập trung phát triển kinh tế theo mô hình “5 cây, 2 con”.

Trong những năm gần đây, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã và đang có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa. Đặc biệt số trang trại, gia trại chăn nuôi sản xuất quy mô ngày càng tăng, các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thức ăn, thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được người dân quan tâm ứng dụng.

Vừa qua, tại UBND xã Dậu Dương, Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông phối hợp với Công ty cổ phần Đại Thành tổ chức hội nghị tổng kết, tham quan đầu bờ mô hình trình diễn giống lúa lai GS55, GS19, được thực hiện trên đất 2 lúa thuộc khu 7, xã Dậu Dương.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng của nông dân thị xã Phú Thọ ngày càng phát triển rộng khắp. Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế của nông dân cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.