Mô Hình Nuôi Rắn Đẻ

“Nuôi rắn ri voi đẻ ham lắm, mỗi con rắn cái đẻ từ 8-10 con, rắn cái càng lâu năm đẻ con càng nhiều hơn. Mỗi rắn ri voi con gặp lúc có giá bán được 15.000-20.000đ/con”. Anh Nguyễn Văn Thắng, một người nuôi rắn ri voi cho biết.
Từ nuôi rắn thịt đến nuôi rắn đẻ...
Ở ấp Hòa Bình, xã Nguyễn Văn Thảnh, huyên Bình Minh (tỉnh Vĩnh Long) có trên 80 hộ dân nuôi rắn ri voi thịt lâu đời. Khoảng 3 năm trước, khi rắn ri voi thịt có giá, con giống thì khan hiếm, anh Võ Văn Đương - một người nuôi rắn ở đây - nghĩ “sao không thử nuôi rắn đẻ, vừa chủ động được nguồn giống, vừa hạn chế được khâu hao hụt”. Anh Đương bắt đầu âm thầm nghiên cứu tìm cách cho rắn đẻ. Sau thời gian dài mày mò anh phát hiện việc cho rắn đẻ cũng đơn giản. Trước hết anh nhốt 2 rắn cái với một rắn đực, khoảng vài ngày sau bắt rắn đực ra, rắn cái đúng 9 tháng sau sẽ đẻ. Rắn con kích thước bằng nhau nên khi thả nuôi chung đã hạn chế được việc con lớn ăn con bé. Việc chăm sóc rắn cái cũng không phức tạp, chỉ cần con rắn cái khỏe mạnh, không bị trầy da tróc vảy là có thể nuôi cho đẻ được, tuy nhiên người nuôi rắn đẻ phải nhớ nằm lòng là khi rắn mẹ đẻ xong phải nhanh chóng chuyển rắn con sang nơi khác, nếu không đói quá rắn mẹ sẽ ăn sạch bầy con. Từ cách làm của anh Đương, các hộ dân trong vùng đã chủ động chuyển từ nuôi thịt sang nuôi rắn đẻ cung cấp cho các nơi.
“Nghề của nguời nghèo...”
Anh Thắng đã ví von như vậy về nghề nuôi rắn ri voi, bởi lẽ bà con gắn với nghề này hầu hết đều nghèo, do vậy không cần nhiều vốn, không tốn công sức đầu tư xây chuồng trại, bà con có thể tận dụng gầm giường hay xó xỉnh nào đó trong nhà là có thể thả nuôi rắn trong các thau, chậu, thùng. Thức ăn của rắn là ếch nhái, lươn, các loại cá trơn... Rắn con nuôi đúng một năm sẽ đạt trọng lượng trên 1kg là có thể bán được. Thông thường vào cận Tết là rắn có giá cao nhất. Ở thời điểm này làng rắn sôi động hẳn lên, thương lái tới mua rắn ì xèo, giá rắn lên đến 190.000-270.000đ/kg. Trừ chi phí, tùy theo nuôi nhiều hay ít mà các hộ nuôi có thể lời từ vài triệu đến vài trăm triệu đồng. “Tôi nuôi rắn cả năm trời chỉ lời mấy trăm ngàn đồng cũng thấy quí lắm, với những ngày cận Tết, dân nghèo có vài trăm ngàn đồng là ăn Tết lớn xôm lắm rồi...” - anh Thắng nói. Tuy anh Thắng nói như thế, nhưng dưới góc độ của những nhà chăn nuôi chuyên nghiệp thì nuôi rắn đẻ rồi đây sẽ không chỉ là việc của người nghèo
Có thể bạn quan tâm

Cũng như nhiều hộ dân ở thôn Phước Lộc Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), tận dụng nguồn nước chảy quanh năm của dòng sông Trà Khúc, 9 năm qua ông Trần Kim Sanh đang có thu nhập cao, ổn định (mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng) nhờ nuôi cá chình trong lồng bè ven sông, sau đây là kinh nghiệm quý báu về nuôi cá chình qua nhiều năm của ông Sanh để bà con tham khảo.

Sau thời gian giá cá lóc nguyên liệu giảm mạnh, chỉ còn ở mức 27.000-28.000 đồng/kg (tháng 4/2014), hiện nay, giá cá lóc đã tăng trở lại từ 40.000-42.000 đồng/kg. Với giá cá lóc thương phẩm như hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lợi nhuận từ 8.000-10.000 đồng/kg; nếu 01 ha, nông dân nuôi đúng kỹ thuật, lợi nhuận sẽ trên 01 tỷ đồng/ha.

Theo đó, trong giai đoạn 2014 – 2017 BIDV dành 15.000 tỷ đồng để cho vay cho các đối tượng: Cho vay đóng mới, nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá, cho vay vốn lưu động để khai thác hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần khai thác hải sản xa bờ theo chính sách của Nghị định 67/2014/NĐ-CP; Cho vay nâng cấp năng lực các nhà máy đóng tàu, cho vay ngắn hạn thi công đóng tàu;

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn bò tại địa phương, nhất là vào những tháng mùa nước nổi, Trạm Khuyến nông huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) đã thí nghiệm mô hình ủ chua thân cây bắp làm thức ăn cho gia súc ở một số hộ ở ấp An Quới, xã Mỹ An Hưng B.

Để ổn định thị trường những tháng cuối năm, ngành Chăn nuôi đang tích cực phối hợp với các cơ quan thú y để kiểm soát tình hình dịch bệnh, đồng thời đảm bảo nguồn cung thịt.