Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt đạt hiệu quả cao

Mô hình thực hiện tại hộ ông Huỳnh Ngọc Thạch (ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú), quy mô ao nuôi 2.000m2, Nhà nước hỗ trợ 100% con giống (4.000 con với các loại cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá mè) và 50% tiền mua thức ăn.
Qua 4 tháng thả nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 85%, năng suất bình quân đạt 8.500 kg/ha mặt nước nuôi, cá thu hoạch đạt bình quân 0,5 kg/con.
Trừ chi phí người nuôi cá thu lãi ròng trên 49 triệu đồng/ha. Mô hình được đánh giá là rất thành công.
Tại hội thảo, lãnh đạo xã Tây Phú nhận xét đây là mô hình phù hợp để nhân rộng đối với xã miền núi Tây Phú, là địa phương hiện có trên 30 ao hồ lớn nhỏ khác nhau với diện tích trên 10 ha mặt nước.
Có thể bạn quan tâm

Với lợi thế là dễ trồng, dễ chăm sóc, ít bị sâu bệnh, đầu ra ổn định, cây tắc đã được nhiều hộ dân ở xã Tân Thiềng (Chợ Lách - Bến Tre) chọn làm kinh tế gia đình. Trong đó có gia đình nông dân Lê Văn Sớt (56 tuổi), ở ấp Tân Thạnh - xã Tân Thiềng. Gia đình ông Sớt đã trồng tắc hơn 25 năm qua, với hiệu quả cao.

Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, hiện tại huyện có khoảng 20 tấn quýt hồng rải vụ đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.

Ông Trần Châu Giang - Phó phòng NN&PTNT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, gần cuối tháng 3 dương lịch đến nay tại xã Duy Thành và Duy Vinh có khoảng 15ha tôm thẻ chân trắng của hàng chục hộ dân bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, ước tổng thiệt hại hơn 100 triệu đồng.

Hơn 1 tháng nay, người trồng mít Thái siêu sớm ở các vùng trọng điểm chuyên canh mít của tỉnh Tiền Giang như: Cái Bè, Cai Lậy đứng ngồi không yên vì loại mít này bất ngờ tuột giá mạnh.

Sau khi học tập kinh nghiệm và tiếp nhận quy trình sản xuất giống cá lăng đuôi đỏ tại Bình Định, kỹ sư Lưu Quốc Thắng, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên đã ứng dụng cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá này ở Phú Yên.