Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt đạt hiệu quả cao

Mô hình thực hiện tại hộ ông Huỳnh Ngọc Thạch (ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú), quy mô ao nuôi 2.000m2, Nhà nước hỗ trợ 100% con giống (4.000 con với các loại cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá mè) và 50% tiền mua thức ăn.
Qua 4 tháng thả nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 85%, năng suất bình quân đạt 8.500 kg/ha mặt nước nuôi, cá thu hoạch đạt bình quân 0,5 kg/con. Trừ chi phí người nuôi cá thu lãi ròng trên 49 triệu đồng/ha. Mô hình được đánh giá là rất thành công.
Tại hội thảo, lãnh đạo xã Tây Phú nhận xét đây là mô hình phù hợp để nhân rộng đối với xã miền núi Tây Phú, là địa phương hiện có trên 30 ao hồ lớn nhỏ khác nhau với diện tích trên 10 ha mặt nước.
Có thể bạn quan tâm
Do thời tiết nắng nóng kéo dài, thời gian gần đây, nhiều hộ nuôi tôm ven đầm Cầu Hai (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) sốt ruột khi tôm nuôi chết liên tục tăng lên.

Vừa qua, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số 10/ 2015/QĐ-UBND về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nuôi cá lồng vùng hồ Thủy điện Hòa Bình, giai đoạn 2015 - 2020.

Bà Huỳnh Thị Tỏ, Phó chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) vừa ký ban hành công văn số 388/UBND đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang hỗ trợ hơn 56,6 tỷ đồng cho những hộ nuôi nghêu bị thiệt hại do nghêu chết tại xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông năm 2015.

Ảnh hưởng của phân ủ từ rơm (phế thải của việc sản xuất nấm rơm) có xử lý Trichoderma đến sinh trưởng và năng suất của 2 giống lúa MTL560 và IR50404 là đề tài của nhóm nghiên cứu Nguyễn Thành Hối, Mai Vũ Duy, Lê Vĩnh Thúc, Nguyễn Thị Diễm Hương, Trường đại học Cần Thơ.

Hiện nay, tuy vụ lúa hè thu đã đi vào sản xuất nhưng công tác chuyển đổi giống cây trồng trong thời điểm hạn hán gặp rất nhiều khó khăn.