Mô hình nuôi quảng canh cải tiến cá nước ngọt đạt hiệu quả cao

Mô hình thực hiện tại hộ ông Huỳnh Ngọc Thạch (ở thôn Phú Mỹ, xã Tây Phú), quy mô ao nuôi 2.000m2, Nhà nước hỗ trợ 100% con giống (4.000 con với các loại cá rô phi, cá chép, cá trôi, cá mè) và 50% tiền mua thức ăn.
Qua 4 tháng thả nuôi, tỉ lệ cá sống đạt 85%, năng suất bình quân đạt 8.500 kg/ha mặt nước nuôi, cá thu hoạch đạt bình quân 0,5 kg/con. Trừ chi phí người nuôi cá thu lãi ròng trên 49 triệu đồng/ha. Mô hình được đánh giá là rất thành công.
Tại hội thảo, lãnh đạo xã Tây Phú nhận xét đây là mô hình phù hợp để nhân rộng đối với xã miền núi Tây Phú, là địa phương hiện có trên 30 ao hồ lớn nhỏ khác nhau với diện tích trên 10 ha mặt nước.
Có thể bạn quan tâm

Dù mang tinh thần tạo thông thoáng, thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu (XK), song sau vài tháng thực thi, các doanh nghiệp (DN) thủy sản đang rơi vào thế khó với chính các vấn đề kỹ thuật trong Thông tư 38/2015/TT-BTC (TT38) của Bộ Tài chính.

Chiều 30/6/2015, tại đầm tôm xóm Học Văn, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu - Nghệ An), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An và Trạm khuyến nông huyện Quỳnh Lưu tổ chức nghiệm thu mô hình hỗ trợ nuôi tôm theo quy trình VietGap năm 2015.

Hàng ngàn hộ dân tại Trà Vinh có thu nhập khá từ mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng, đồng thời rừng ngập mặn hồi sinh.

Tiền Giang được mệnh danh là một trong những trung tâm lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về sản xuất, cung ứng con giống thủy sản, đặc biệt là sinh sản giống nhân tạo.

Hiện nay, người nuôi cá tra phải đối diện với nhiều thách thức. Đặc biệt giá cá tra thương phẩm đang sụt giảm mạnh khiến người nuôi thua lỗ. Để giúp sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, tỉnh Đồng Tháp tích cực tìm những hướng đi cho ngành hàng chủ lực.