Mô Hình Nuôi Luân Canh Tôm Sú Rong Câu Tại Xã Cam Hòa, Huyện Cam Lâm

Sau hơn 05 tháng triển khai thí điểm dự án Quốc gia về mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu trong ao nước lợ do Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh Khánh Hòa thực hiện, ngày 11/10, hộ nuôi thí điểm đã tiến hành thu hoạch tôm vụ đầu tiên theo mô hình này.
Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư tỉnh đã chọn ô đìa của gia đình anh Nguyễn Quang Vinh ở thôn Văn Tứ Đông, xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm làm thí điểm mô hình nuôi luân canh tôm sú – rong câu.
Trên diện tích 01 hec-ta, mật độ thả nuôi là 15 con/m2, sau 5 tháng nuôi, tỉ lệ tôm sống và phát triển đạt 70%, năng suất thu hoạch khoảng 2,5 tấn/ha. Sau khi thu hoạch tôm sú xong sẽ tiến hành thả nuôi rong câu với mật độ 0,5 kg/m2 trong 5 tháng, qua đó để cải tạo môi trường hướng tới nghề nuôi tôm bền vững.
Dự án này được Trung tâm khuyến nông, ngư tỉnh hỗ trợ về kỹ thuật, đầu tư 100% con giống và 30% chi phí thức ăn. Kết quả thực tế khả quan đã mở ra hướng nuôi tôm mới có hiệu quả và đảm bảo vệ sinh môi trường, phù hợp với việc nuôi trồng thủy sản ven đầm.
Có thể bạn quan tâm

Để tăng sức đề kháng và giảm nguy cơ phát sinh bệnh cho thủy sản nuôi, nhất là trong mùa hè nắng nóng hay xuất hiện những cơn mưa bất chợt, người nuôi thủy sản cần thực hiện tốt các biện pháp quản lý môi trường nuôi cho phù hợp với nhu cầu sinh thái của vật nuôi và ổn định trong suốt vụ nuôi, cụ thể như sau:

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.

Mô hình nuôi cá sặt bổi thương phẩm theo hình thức công nghiệp đối với người dân ở một số huyện trong tỉnh như Trần Văn Thời, U Minh (Cà Mau) khá quen thuộc và được xem như một nghề truyền thống.

Dân gian thường nói: “Nuôi heo ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng” là muốn nói bằng nghĩa bóng về sự an nhàn của nuôi heo so với nuôi tằm. Nhưng với người nuôi tôm, nuôi hàu ở sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) thì chuyện “ăn cơm đứng” lại đúng hoàn toàn bằng nghĩa đen.

Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng Bắc Kạn vẫn có tiềm năng phát triển kinh tế thuỷ sản. Thời gian qua, những chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích phát triển ngành kinh tế này đã giúp thuỷ sản dần trở thành hướng đi xoá đói giảm nghèo cho nhiều hộ dân ở các huyện: Ba Bể, Chợ Mới,...