Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi lợn (Heo)

Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Đạt Giá Trị Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 01/01/2012

Trang trại nuôi heo (lợn) rừng của ông Đoàn Văn Đệ - thôn 8 xã Nam Bình - huyện Đắk Song (Đắk Nông) khoảng 2000 m2 nằm trên một ngọn đồi và có hệ thống tường xây bao bọc kiên cố xung quanh, ngoài ra còn có một tháp canh mà chúng tôi cứ ngỡ là ngọn hải đăng.

Ông cho biết một số kinh nghiệm của bản thân như sau:

- Xây dựng chuồng trại: Phải xây dựng chuồng trại kiên cố, có những ô chuồng tối để cho heo sinh sản, có bể bùn cho heo tắm và phải có khoảng không gian để cho heo đào xới. Tốt nhất phải xây dựng hệ thống hầm Biogas để xử lý chất thải.

- Khâu chọn giống: Phải mua heo rừng có nguồn gốc xuất xứ rỏ ràng, đặc biệt nên nuôi heo rừng Thái Lan không nên sử dụng giống heo rừng hoang dã Việt Nam vì nó rất khó thuần hóa, nguy cơ thất bại cao. Nếu sử dụng heo rừng hoang dã Việt Nam nên mua heo con có trọng lượng dưới 3 kg một con. Mặt khác khi chuyển heo giống từ các tỉnh khác về phải tạo điều kiện thuận lợi để heo thích nghi với điều kiện tự nhiên tránh hiện tượng sốc khí hậu thời tiết.

- Vệ sinh chuồng trại: Tiến hành vệ sinh chuồng trại hàng ngày và phun thuốc sát trùng theo định kỳ 1 tuần một lần.

- Khâu chăm sóc:

Đối với heo rừng: Không nên sử dụng nhiều thức ăn tinh mà chủ yếu sử dụng các loại thức ăn xơ như các loại rau, quả, củ… tránh hiện tượng heo mập. Trong quá trình nuôi nếu con nào có triệu chứng bỏ ăn phải tiến hành cách ly ngay và điều trị kịp thời kết hợp sử dụng các loại thức ăn tinh giàu dinh dưỡng để bồi dưỡng cho heo ốm mau phục hồi. Ngoài ra phải sử dụng nước uống sạch và hàng tuần phải thay bùn ở bể.

Đối với heo sinh sản: Khi sinh sản phải để cho heo sinh tự nhiên, sau khi sinh được 3 ngày tiêm sắt lần 1 và 10 ngày tiêm sắt lần 2 cho heo con.

Sau khi trao đổi những kinh nghiệm của bản thân, ông Đệ còn kết luận rằng: Muốn nuôi heo rừng đạt giá trị kinh tế cao phải biết và hiểu được các đặc tính, đặc điểm của con heo rừng.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường khả năng miễn dịch cho lợn với chất phụ gia men Tăng cường khả năng miễn dịch cho lợn với chất phụ gia men

Việc bổ sung các men vi sinh sẽ có tác động tích cực đến khả năng miễn dịch của lợn con, cho dù được cung cấp trong thức ăn lợn nái hoặc trong thức ăn lợn con cai sữa. Các thử nghiệm tại các lục địa khác nhau hướng đến cùng mục tiêu.

23/03/2016
Sức khỏe đường ruột lợn nái trọng lượng lứa lợn tăng cao hơn Sức khỏe đường ruột lợn nái trọng lượng lứa lợn tăng cao hơn

Lợn nái có khả năng sinh sản nhiều hơn, nhưng lợn con sinh ra cũng dễ bị tổn thương. Đồng thời, trọng lượng cơ thể của lợn nái sẽ bị sụt giảm trong quá trình cho con bú. Việc giữ một đường tiêu hóa khỏe mạnh với vi sinh vật ổn định là chìa khóa để cung cấp lượng thức ăn đầy đủ và sản xuất sữa non.

24/04/2016
Giảm độ độc hại của độc tố nấm mốc mycotoxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 1 Giảm độ độc hại của độc tố nấm mốc mycotoxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 1

Giảm độ độc hại của độc tố nấm mốc mycotoxin trong thức ăn chăn nuôi

23/04/2016
Giảm độ độc hại của độc tố nấm mốc mycotoxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối) Giảm độ độc hại của độc tố nấm mốc mycotoxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)

Giảm độ độc hại của độc tố nấm mốc mycotoxin trong thức ăn chăn nuôi - Phần 2 (Phần cuối)

23/04/2016
Nghiên cứu, sản xuất thành công vắc-xin kép phòng hai bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu ở lợn Nghiên cứu, sản xuất thành công vắc-xin kép phòng hai bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu ở lợn

Tiến sĩ Nguyễn Đức Tân, Phân viện trưởng Phân viện Thú y miền Trung (trụ sở tại thành phố Nha Trang - Khánh Hòa) cho biết: Phân viện đã nghiên cứu, sản xuất thành công vắc-xin kép nhược độc đông khô có khả năng phòng hai bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu ở lợn chỉ trong một mũi tiêm. Loại vắc-xin này tiết kiệm nhân công, giảm chi phí sản xuất và nâng cao tỷ lệ tiêm phòng trong đàn lợn.

23/04/2016