Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Cho Thu Nhập Hàng Tỷ Đồng

Mô Hình Nuôi Lợn Rừng Cho Thu Nhập Hàng Tỷ Đồng
Ngày đăng: 25/10/2012

Với những lợi thế về giá, khả năng kháng chịu dịch bệnh tốt, tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ, thị trường tiêu thụ rộng và ổn định, mô hình nuôi heo rừng bán hoang dã ở thôn Trung Nghĩa, xã Hoà Ninh, huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng đang giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập hàng tỷ đồng một năm.
 
Thôn Trung Nghĩa nằm sâu trong thung lũng, có khí hậu mát mẻ, điều kiện thổ nhưỡng rất phù hợp cho lợn rừng sinh trưởng và phát triển. Anh Trần Đức Quốc, chủ một trang trại nuôi heo rừng ở đây cho biết, năm 2006 thử nghiệm nuôi heo rừng với 16 con lợn rừng nái. Sau khi thành công, anh Quốc đã nhân rộng và hiện nay trang trại của anh đã có 38 con lợn rừng nái, một lợn đực và 200 con lợn con.
 
Theo anh Quốc, lợn con nuôi khoảng 12 tháng là có thể cho sinh sản. Trung bình một năm, lợn rừng cho sinh sản 2 lứa, mỗi lứa khoảng 7 - 8 lợn con. Khi lợn con được 3 tháng sẽ được tách đàn nuôi riêng. Thức ăn của lợn rừng ngoài cám, ngô người chăn nuôi còn có thể tận dụng các nguồn thức ăn tại chỗ khác như bèo, rau, cỏ, sắn, khoai... Về chuồng trại nên xây dựng dưới những tán cây, ngoài phần chuồng cho lợn ngủ phải có không gian cho lợn chạy và đào bới. Theo anh Quốc, việc nuôi lợn rừng nhìn có vẻ đơn giản nhưng nếu không nắm rõ kỹ thuật chăm sóc, chu kỳ sinh trưởng của chúng để chủ động phòng bệnh, bổ sung thức ăn thì sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao.
 
Hiện thôn Trung Sơn đang có 3 hộ nuôi lợn rừng bán hoang dã. Thị trường tiêu thụ lợn của các hộ trong thôn chủ yếu là thị trường Đà Nẵng và Hà Nội. Tuỳ theo nhu cầu của khách hàng về trọng lượng của lợn, trong đó ít nhất lợn phải đạt 10 kg mới có thể xuất chuồng. Giá thịt lợn rừng hiện nay bán tại trang trại là 160.000 đồng/kg. Hàng năm gia đình anh Quốc bán khoảng 400 con lợn rừng thịt và thu mua tiêu thụ cho nhiều hộ khác trên địa bàn, thu về khoảng 3 tỷ đồng.
 
Theo anh Quốc để có được thị trường tiêu thụ lợn rừng ổn định, thì chất lượng sản phẩm phải đặt lên hàng đầu. Gia đình anh và các hộ chăn nuôi ở đây luôn tuân thủ nghiêm ngặt việc nuôi lợn rừng bằng nguồn thức ăn tự nhiên nên chất lượng sản phẩm thịt được các nhà hàng rất ưa chuộng. Với diện tích trang trại hơn 3 ha, anh Quốc đang trồng 1.500 cây mít. Ngoài mục đích bán múi mít ra thị trường thì anh có kế hoạch tận dụng xơ, hạt mít để sấy và nghiền ra làm thức ăn cho lợn qua đó giảm chi phí đầu vào.
 
Mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng mô hình nuôi lợn rừng bán hoang dã cũng gặp phải những khó khăn nhất định như: chi phí đầu tư ban đầu lớn về chuồng trại, con giống và chưa có sự hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bài bản của cán bộ thú y... Đây là các vấn đề đang là rào cản để mô hình này được nhân rộng trong thực tế.


Có thể bạn quan tâm

"Vua Bò Sữa" Ở Xứ Rau

Giữa cánh đồng rau xanh của người dân ở thôn Giãn Dân, xã Lạc Xuân, Đơn Dương là trang trại chăn nuôi bò sữa của anh Nguyễn Hữu Tuấn. Với quy mô nuôi hơn 100 bò sữa, anh Nguyễn Hữu Tuấn được mệnh danh là “Vua bò sữa” ở xứ rau Đơn Dương.

25/07/2014
Cuộc Chiến Giá Gạo Châu Á Việt Nam Phải Đối Mặt Cuộc Chiến Giá Gạo Châu Á Việt Nam Phải Đối Mặt

Trao đổi với chúng tôi, TS Phạm Quý Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hỗ trợ phát triển nông thôn, Hội Khoa học Đông Nam Á thừa nhận một thực tế đáng lo ngại với gạo Việt Nam trong khi người dân vốn đã chán ruộng, tìm đường sinh sống khác.

04/04/2014
Giá Lương Thực Thế Giới Lên Mức Cao Nhất Trong 10 Tháng Giá Lương Thực Thế Giới Lên Mức Cao Nhất Trong 10 Tháng

Nguyên nhân do thời tiết khắc nghiệt tại các nước sản xuất lương thực và cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, quốc gia xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.

04/04/2014
“Chợ Chiều” Dưa Hấu “Chợ Chiều” Dưa Hấu

Tính bình quân 1 sào thu 1,5 tấn dưa, 1 ha thu 15 tấn thì 140 ha sẽ có 2.100 tấn dưa nên sắp tới, dưa sẽ tràn các ngõ ngách của Đức Linh, nếu như khâu tiêu thụ bị ứ đọng.

04/04/2014
Lạc Dương Hỗ Trợ Giống Vật Nuôi, Cây Trồng Cho Nông Dân Lạc Dương Hỗ Trợ Giống Vật Nuôi, Cây Trồng Cho Nông Dân

Ở xã Lát và thị trấn Lạc Dương được vốn Nhà nước hỗ trợ 30%, hộ nông dân đối ứng vốn 70% để chuyển đổi các giống vật nuôi mới gồm: 10 con bò cái sinh sản cho 10 hộ (đơn giá 26 triệu đồng/con); 9 con trâu cái cho 9 hộ (đơn giá 28 triệu đồng/con); 23 con heo nái hậu bị cho 23 hộ (đơn giá 7 triệu đồng/con).

25/07/2014