Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Mô Hình Nuôi Hươu Sao Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 08/07/2013

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, trong những năm gần đây một số hộ nông dân trên địa bàn xã Ea Nam (huyện Ea H’leo - Đăk Lăk) đã mạnh dạn thực hiện đưa mô hình nuôi hươu sao và đã có nguồn thu nhập ổn định với hàng chục triệu đồng/năm. Tiêu biểu trong số đó có gia đình anh Đỗ Hữu Sang ở thôn 1.

Gia đình anh Đỗ Hữu Sang là một trong những hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu sao trên địa bàn. Trước đây, gia đình anh chăn nuôi lợn rất vất vả, công sức bỏ ra nhiều mà thu nhập lại không cao. Sau một thời gian tìm hướng đầu tư phát triển kinh tế, nhận thấy mô hình nuôi hươu sao đem lại hiệu quả kinh tế nên năm 2009 anh đã mạnh dạn mua 2 cặp hươu sao của một người quen ở Nam Đàn (Nghệ An) về gây giống, đồng thời tận dụng chuồng nuôi heo sửa chữa lại để nuôi hươu.

Do nắm bắt được kiến thức kỹ thuật về cách chăm sóc nên đàn hươu sao của gia đình anh đã sinh trưởng và phát triển tốt. Sau một năm tuổi con đực đã cho thu hoạch nhung, con cái đến tuổi sinh sản; trung bình một năm hươu cái đẻ 1 con, hươu đực cho khoảng 0,7 – 1 kg nhung. Trong quá trình nuôi, nhận thấy hươu sao dễ nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nhiều giống vật nuôi khác nên anh tiếp tục đầu tư mua thêm hươu về nuôi.

Đến nay gia đình anh đã có 9 con hươu sao, trong đó có 3 con đực đến tuổi cho thu hoạch nhung, 2 con hươu cái và 4 hươu con. Với giá 2 triệu đồng/1 lạng nhung và 1 con hươu con bán được 10 triệu đồng, trừ hết chi phí mỗi năm, gia đình anh thu lãi khoảng 150 triệu đồng.

Anh Sang cho biết: Hươu sao rất dễ nuôi và có khả năng kháng bệnh cao, hệ thống chuồng trại lại đơn giản, không tốn nhiều công chăm sóc. Nguồn thức ăn cho hươu sao lại phong phú như: lá cây, các giống cỏ có tại địa phương, các phế phẩm nông nghiệp… vì thế chi phí cho thức ăn thấp, hiệu quả đem lại khá cao. Trong thời gian tới gia đình anh sẽ đầu tư thêm vốn và giống để mở rộng trang trại.


Có thể bạn quan tâm

Hai giống ngô chịu hạn Hai giống ngô chịu hạn

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

30/05/2015
Krông Pa (Gia Lai) trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419 Krông Pa (Gia Lai) trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

30/05/2015
Tìm lối ra cho cánh đồng lớn Tìm lối ra cho cánh đồng lớn

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.

30/05/2015
Vùng cao gửi niềm tin vào cây bắp lai Vùng cao gửi niềm tin vào cây bắp lai

Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

30/05/2015
Sóc Trăng giới thiệu các giống mía triển vọng cho niên vụ 2015 - 2016 Sóc Trăng giới thiệu các giống mía triển vọng cho niên vụ 2015 - 2016

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.

30/05/2015