Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao
Ngày đăng: 17/08/2015

Sau một thời gian trăn trở tìm hướng đầu tư phát triển kinh tế, anh Cảnh nhận thấy mô hình nuôi hươu sao mang lại hiệu quả kinh tế cao trong khi chi phí đầu tư lại không nhiều. Cuối năm 2011, anh đã mạnh dạn ra tỉnh Hà Tĩnh mua 5 cặp hươu sao giống với giá hơn 100 triệu đồng đưa về nuôi. Trong quá trình nuôi, anh Cảnh nhận thấy việc chăn nuôi hươu có thể tận dụng được nguồn thức ăn từ nông sản của gia đình, hươu dễ chăm sóc, ít dịch bệnh so với các loại vật nuôi khác. Bên cạnh đó, nhung hươu hiện bán rất chạy trên thị trường và có giá trị kinh tế cao.

Vì thế, anh đã mạnh dạn đầu tư mở rộng chuồng trại và nhân giống đàn hươu của gia đình. Hiện nay, tổng đàn hươu của gia đình anh có 22 con được nuôi theo hình thức bán hoang dã trên diện tích chuồng khoảng 300 m2. Hươu sao cái anh nuôi để sinh sản gây giống, hươu sao đực thì khai thác nhung. Sau gần 5 năm chăm sóc, đến nay bình quân mỗi con hươu giống đạt từ 30-50 kg. Mỗi năm một con hươu đực cho khoảng 1,5 kg nhung cùng với số hươu cái sinh sản bán giống, trừ chi phí gia đình anh Cảnh có thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.

Anh Cảnh chia sẻ: “Hươu sao có sức đề kháng bệnh tương đối cao, ít khi bị dịch bệnh và ai cũng có thể dễ dàng nuôi được. Tuy nhiên, khi nuôi hươu sao, cần lưu ý nguồn nước hợp vệ sinh, cần đề phòng một số bệnh cho hươu như chướng bụng, đầy hơi nếu ăn phải thức ăn ôi thiu. Hươu thích ăn cỏ tươi, lá cây và thêm một vài dạng thức ăn tinh bột. Nếu được bồi bổ một cách đều đặn, đúng liều lượng thì hươu sao phát triển trọng lượng rất tốt”.

Không dừng lại ở đó, để tiếp tục phát triển chăn nuôi hươu sao, anh Cảnh đang có kế hoạch mở rộng chuồng trại chăn nuôi nhân giống hươu sao để cung cấp cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Bằng cách làm hay và sáng tạo của mình trong việc chuyển đổi giống vật nuôi phù hợp với thực tế của địa phương, mô hình nuôi hươu sao của gia đình anh Cảnh đang trở thành hướng đi mới của nhiều nông dân huyện Ea Kar.


Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi cá mú đạt hiệu quả Mô hình nuôi cá mú đạt hiệu quả

Trong nhiều năm trở lại đây, do nguồn nước bị ô nhiễm làm cho tôm bị thiệt hại nặng, nên nhiều nông dân tại khu vực chợ Bến, An Thạnh (xã An Ngãi, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đã chuyển sang nuôi cá mú.

24/10/2015
Thả một cá thể rùa nặng 35kg ra biển Thả một cá thể rùa nặng 35kg ra biển

Đây là chú rùa biển thứ 3 được cứu hộ trong năm 2015.

24/10/2015
Tôm hùm rớt giá, người nuôi lao đao Tôm hùm rớt giá, người nuôi lao đao

Tại Lý Sơn, Quảng Ngãi, nhiều hộ nuôi tôm hùm đứng ngồi không yên khi giá tôm hùm rớt thảm hại, giảm 700.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Họ liên tục bị tư thương ép giá.

24/10/2015
Cá rô phi xuất hiện dày ở đầm Ô Loan Cá rô phi xuất hiện dày ở đầm Ô Loan

Hiện nay, cá rô phi xuất hiện dày ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Đây là hiện tượng lạ vì Ô Loan là đầm nước lợ, còn cá rô phi sống thích nghi ở môi trường nước ngọt. Người dân lo ngại loại cá này có thể ăn các loại cá, tôm bản địa.

24/10/2015
 Chăn nuôi bò sữa lối đi hẹp người chăn nuôi gặp khó Chăn nuôi bò sữa lối đi hẹp người chăn nuôi gặp khó

Đã từng có thời điểm, chăn nuôi bò sữa trở thành phong trào nở rộ ở nhiều địa phương, nhiều nhất phải kể đến các huyện Đức Hòa, Bến Lức và TP.Tân An, sau đó phát triển thêm ở các huyện Tân Trụ, Thủ Thừa... Và, tiềm năng phát triển đàn bò sữa ở Long An vẫn còn. Nhưng…

24/10/2015