Mô Hình Nuôi Heo Liên Kết Hai Nhà Ở Đắk Som

Anh Nguyễn Duy Tài ở thôn 4, xã Đắk Som (Đắk Glong) hiện đang nuôi 800 con heo hướng nạc. Đây là lứa thứ 2, anh liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
Được biết, theo thỏa thuận khi liên kết, gia đình phải đầu tư chuồng trại theo quy trình kỹ thuật. Theo đó, chuồng trại được xây dựng trên diện tích 1 ha, có 24 ô chuồng, mỗi ô 35 – 40 m2; có nhà kho để thức ăn, hệ thống nước thải (hầm bioga) bảo đảm vệ sinh môi trường; đảm bảo thoáng mát, có hệ thống điện để sưởi ấm cho heo.
Về phía Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam sau khi xác nhận hệ thống chuồng trại đạt yêu cầu, Công ty cấp heo giống cho người chăn nuôi với trọng lượng 5kg/1 con, thức ăn, thuốc thú y; đồng thời có cán bộ thú y hướng dẫn người chăn nuôi cách chăm sóc và phòng bệnh cho heo.
Sau 4,5 – 5 tháng, Công ty thu mua sản phẩm với trọng lượng từ trên 100kg/con. Công ty thanh toán cho chủ trang trại 3000 đồng/kg heo hơi, trừ tỷ lệ hao hụt khoảng 10 con. Lứa đầu sau khi trừ chi phí nhân công (hiện gia đình có 5 nhân công lao động thường xuyên, mỗi tháng gia đình trả lương từ 3 – 3,5 triệu đồng/người/tháng), gia đình anh thu nhập gần 30 triệu đồng.
Theo tính toán của anh Tài, 1 năm gia đình anh nuôi được 2 lứa, cho thu nhập trên 600 triệu đồng, cùng với việc tận dụng nguồn phân bón cho cây trồng và thức ăn cho cá, mỗi năm gia đình anh thu được hơn 1 tỷ đồng. Anh Tài cho biết, trong thời gian tới, gia đình sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng thêm hệ thống chuồng lạnh với quy mô hơn 1000 con/lứa.
Theo ông Phạm Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đắk Som: “Đây là một mô hình chăn nuôi heo liên kết đầu tiên của xã và của huyện. Mô hình góp phần chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của người chăn nuôi trên địa bàn xã nói riêng và huyện Đắk Glong nói chung. Thay đổi tập quán chăn nuôi theo hình thức quản canh của người dân, hướng người chăn nuôi tiếp cận với thị trường đầu ra".
Có thể bạn quan tâm

Tại thời điểm này, ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ lúa phẩm cấp thấp bị ế ẩm, mà ngay cả lúa thơm trong dân hiện cũng đang ùn ứ đầy bồ, không có đầu ra.

Nhằm khuyến khích các hộ nuôi thủy sản trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang) duy trì ổn định và phát triển sản xuất, Phòng Kinh tế huyện Long Mỹ vừa tổ chức hỗ trợ cá thát lát cườm và cá rô phi giống cho hàng trăm hộ dân ở 4 xã điểm xây dựng nông thôn mới và nông dân trong mô hình mẫu điểm, cánh đồng mẫu lớn trong huyện.

Tại Quảng Nam, ông Lê Hữu Hà - Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Quảng Nam cho biết, nắng nóng đã làm cho gia súc, gia cầm nhiều địa phương phát bệnh.

Tuy nhiên, từ hôm đó đến nay nhà máy đã tạm ngưng hoạt động. Phía Cty cũng không thông báo thời điểm nào trả nợ tiền mua cá. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, Cty CBTSSH có nguy cơ vỡ nợ, một số người bán cá hoang mang cùng cực, bởi họ đang bị áp lực nợ tiền vay, tiền lãi ngân hàng, chủ nợ đến tận nhà xiết nợ.

Ngày 25-7, đại diện các nhà máy đường trong cả nước tham dự hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2012 - 2013 tại Hậu Giang. So với một số mặt hàng nông sản khác, ngành mía đường có độ ổn định nhiều hơn trong 3 năm qua.