Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Heo Liên Kết Hai Nhà Ở Đắk Som

Mô Hình Nuôi Heo Liên Kết Hai Nhà Ở Đắk Som
Ngày đăng: 27/02/2014

Anh Nguyễn Duy Tài ở thôn 4, xã Đắk Som (Đắk Glong) hiện đang nuôi 800 con heo hướng nạc. Đây là lứa thứ 2, anh liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.

Được biết, theo thỏa thuận khi liên kết, gia đình phải đầu tư chuồng trại theo quy trình kỹ thuật. Theo đó, chuồng trại được xây dựng trên diện tích 1 ha, có 24 ô chuồng, mỗi ô 35 – 40 m2; có nhà kho để thức ăn, hệ thống nước thải (hầm bioga) bảo đảm vệ sinh môi trường; đảm bảo thoáng mát, có hệ thống điện để sưởi ấm cho heo.

Về phía Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam sau khi xác nhận hệ thống chuồng trại đạt yêu cầu, Công ty cấp heo giống cho người chăn nuôi với trọng lượng 5kg/1 con, thức ăn, thuốc thú y; đồng thời có cán bộ thú y hướng dẫn người chăn nuôi cách chăm sóc và phòng bệnh cho heo.

Sau 4,5 – 5 tháng, Công ty thu mua sản phẩm với trọng lượng từ trên 100kg/con. Công ty thanh toán cho chủ trang trại 3000 đồng/kg heo hơi, trừ tỷ lệ hao hụt khoảng 10 con. Lứa đầu sau khi trừ chi phí nhân công (hiện gia đình có 5 nhân công lao động thường xuyên, mỗi tháng gia đình trả lương từ 3 – 3,5 triệu đồng/người/tháng), gia đình anh thu nhập gần 30 triệu đồng.

Theo tính toán của anh Tài, 1 năm gia đình anh nuôi được 2 lứa, cho thu nhập trên 600 triệu đồng, cùng với việc tận dụng nguồn phân bón cho cây trồng và thức ăn cho cá, mỗi năm gia đình anh thu được hơn 1 tỷ đồng. Anh Tài cho biết, trong thời gian tới, gia đình sẽ mở rộng quy mô chăn nuôi, xây dựng thêm hệ thống chuồng lạnh với quy mô hơn 1000 con/lứa.

Theo ông Phạm Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Đắk Som: “Đây là một mô hình chăn nuôi heo liên kết đầu tiên của xã và của huyện. Mô hình góp phần chuyển biến mạnh mẽ về tư duy của người chăn nuôi trên địa bàn xã nói riêng và huyện Đắk Glong nói chung. Thay đổi tập quán chăn nuôi theo hình thức quản canh của người dân, hướng người chăn nuôi tiếp cận với thị trường đầu ra".


Có thể bạn quan tâm

Nỗi Lo Từ Việc Thu Mua Con Banh Lông Nỗi Lo Từ Việc Thu Mua Con Banh Lông

Với chiêu bài mới, các thương lái Trung Quốc núp bóng các tiểu thương Việt để tìm mua con banh lông (một loại thuỷ sản dùng làm mồi câu cá rún) với giá cao ở các cửa biển Cà Mau, Kiên Giang. Nhiều vựa thu mua vì món lợi trước mắt mà “sập bẫy” chiêu bài này.

25/04/2014
Hải Hậu (Nam Định) Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững Hải Hậu (Nam Định) Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Bền Vững

Những năm qua, công tác nuôi trồng thủy sản (NTTS) được huyện Hải Hậu (Nam Định) tập trung chỉ đạo phát triển theo hướng bền vững.

25/04/2014
Làng Nổi Cá Mú Lao Đao… Làng Nổi Cá Mú Lao Đao…

Những lồng bè nuôi cá mú san sát trước đây ở bãi biển Lạch Dù, huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), nay đang thưa thớt dần, bởi hầu hết người nuôi thua lỗ nặng do giá cá rớt dần từ trước tết đến nay. Bây giờ dưới màu nước trong xanh tận đáy ven bờ, bà con ngư dân nuôi tạm một vài loài hải sản khác, chờ giá cá mú hồi sinh trở lại…

25/04/2014
Quy Hoạch Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Cánh Đồng Năng Xã Long Sơn Vẫn Còn Đang Bỏ Ngỏ Quy Hoạch Vùng Nuôi Tôm Công Nghiệp Cánh Đồng Năng Xã Long Sơn Vẫn Còn Đang Bỏ Ngỏ

Trước đây, phần lớn nghề nuôi thủy sản ở huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phát triển theo hình thức nuôi tự phát. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng của Đảng và Nhà nước phong trào nuôi tôm công nghiệp (NTCN) trên địa bàn huyện phát triển khá mạnh.

25/04/2014
Bắt Được Cá Gần 30kg Trên Rạch Nhỏ Bắt Được Cá Gần 30kg Trên Rạch Nhỏ

Ông Phan Văn Bé (Ba Bé, 66 tuổi, ngụ ấp Lộc Hưng, xã Hòa Phú- Long Hồ- Vĩnh Long) kể, trưa 22/4, con ông phát hiện một con cá lạ nổi đầu ngớp nước ở dưới con rạch Mười Trầu trước nhà nên đã vào nhà báo cho gia đình biết.

25/04/2014