Mô hình nuôi heo giống trang trại hiệu quả cao

Đó là một trang trại nuôi heo khá bề thế nằm trong khuôn viên rộng 4ha với 9 dãy trại gồm: 2 trại heo mang bầu, 6 trại heo đẻ, 1 trại heo nọc, hầm Bioga, ao đìa nuôi cá và 500 gốc dừa. Trang trại của ông Phạm Văn Ân với vốn đầu tư ban đầu 14 tỷ đồng, được xây dựng trong 2 năm (2011 - 2012) với mô hình khép kín.
Ông Ân kể: “Ban đầu chúng tôi bỏ vốn ra để xây dựng trang trại và heo nái giống. Thức ăn, thuốc thú y, vệ sinh chuồng trại và môi trường do công ty CP hợp tác cung cấp. Hệ thống máng thức ăn, nước uống tự động hợp vệ sinh làm cho heo không bị dịch bệnh và sinh sản theo đúng chu kỳ. Sản phẩm heo con, công ty CP bao tiêu mua toàn bộ và thống nhất một giá theo hợp đồng.
Với 1.200 con heo nái (lớn nhất ĐBSCL), ngày nào trang trại của ông Ân cũng có heo đẻ. Sau khi sinh, heo con được 2 tháng là đủ chuẩn xuất chuồng. Mỗi tháng, ông Ân cung cấp heo giống cho Công ty CP, bình quân từ 2.400 - 2.500 con.
Năm 2014, ông Ân xuất chuồng 28.600 con; 3 tháng đầu năm 2015 là hơn 6.600 con. Năm 2014, ông Ân lời gần 6,3 tỷ đồng; 3 tháng đầu năm 2015, lời trên 1 tỷ 450 triệu đồng. Đó là chưa kể thu nhập từ vài chục ngàn con vịt, dừa, cá các loại… cũng không nhỏ.
Nuôi heo nái với một lượng lớn như vậy, đòi hỏi vệ sinh chuồng trại, không dịch bệnh, không ô nhiễm môi trường xung quanh là tối quan trọng. Trang trại của ông được trang bị hệ thống khử trùng tối ưu. Vì thế, người nuôi và khách tham quan phải tuân thủ nghiêm ngặt khi vào chuồng trại. Đàn heo “khổng lồ” của ông Ân hàng ngày thải ra một lượng lớn phân.
Nếu không biết sử dụng, lượng phân này sẽ làm ô nhiễm cả một vùng rộng lớn. Tận dụng lượng lớn phân heo này, ông Ân cho xây dựng một hầm Bioga. Ông đang xây một nhà máy phát điện để sử dụng nguồn Bioga với công suất 200 KVA. Dịp 30-4-2015 này sẽ đưa vào sử dụng; dư sức phục vụ trang trại và còn cung cấp cho các hộ xung quanh. Ông Ân cho biết: Chỉ riêng lượng điện tự trang bị từ nguồn Bioga cũng đã đem về một nguồn lợi hàng trăm triệu đồng/năm.
Trang trại rộng lớn như vậy nhưng ông Ân chỉ sử dụng có 18 nhân công; trong đó có 3 kỹ sư. Mỗi người làm nhiều việc nhưng rất nhàn nhã vì sử dụng các thiết bị phục vụ hiện đại. Lương nhân công bình quân 5 triệu đồng/người/ tháng, bao ăn uống ngày 3 bữa, đóng bảo hiểm và được lo chi phí khám chữa bệnh.
Ông Phạm Văn Ân, 62 tuổi, nguyên là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng, tỉnh Sóc Trăng. Do bị bệnh nên năm 2009, ông xin về hưu sớm. Về nhà, ông nghĩ cách làm kinh tế để cải thiện đời sống gia đình. Ban đầu ông nuôi mấy chục ngàn con gà và thầu xây dựng. Khi có vốn, ông hợp tác với Công ty CP - Thái Lan (trụ sở đặt tại Biên Hòa, Đồng Nai). Công ty CP chuyên cung cấp giống, thức ăn cho heo, tôm cá và hợp đồng bao tiêu, thu mua sản phẩm.
Ở ĐBSCL hiện nay, chỉ có duy nhất trang trại của ông Phạm Văn Ân là nuôi heo nái với số lượng lớn như vậy. Ông Ân hợp đồng với công ty CP trong 10 năm. Như vậy việc kinh doanh sẽ đảm bảo tính ổn định và an tâm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Đây là mô hình thuộc dự án Khuyến nông trung ương “Chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ”. Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông và bà con nông dân, mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Cây gừng tại xã Đồng Chum được triển khai trồng thuộc tiểu hợp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc. Năm 2014 là năm đầu tiên cây gừng được trồng thí điểm tại xã Đồng Chum với tổng diện tích thực hiện 41,5 ha (đạt 100% kế hoạch). 264 hộ gia đình tham gia dự án chia thành 11 nhóm với tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng; trong đó, dự án giảm nghèo hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.

Theo thông tin từ các nhà vườn trồng sầu riêng của các xã như: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung... từ đầu tháng 11-2014 đến nay, nhiều thương lái tìm đến tận vườn đặt cọc, thu mua sầu riêng với giá trên dưới 90.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri-6 và Mong thong loại đẹp; loại xấu hơn cũng có giá bán từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.

Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.