Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô hình nuôi heo giống trang trại hiệu quả cao

Mô hình nuôi heo giống trang trại hiệu quả cao
Ngày đăng: 10/04/2015

Đó là một trang trại nuôi heo khá bề thế nằm trong khuôn viên rộng 4ha với 9 dãy trại gồm: 2 trại heo mang bầu, 6 trại heo đẻ, 1 trại heo nọc, hầm Bioga, ao đìa nuôi cá và 500 gốc dừa. Trang trại của ông Phạm Văn Ân với vốn đầu tư ban đầu 14 tỷ đồng, được xây dựng trong 2 năm (2011 - 2012) với mô hình khép kín.

Ông Ân kể: “Ban đầu chúng tôi bỏ vốn ra để xây dựng trang trại và heo nái giống. Thức ăn, thuốc thú y, vệ sinh chuồng trại và môi trường do công ty CP hợp tác cung cấp. Hệ thống máng thức ăn, nước uống tự động hợp vệ sinh làm cho heo không bị dịch bệnh và sinh sản theo đúng chu kỳ. Sản phẩm heo con, công ty CP bao tiêu mua toàn bộ và thống nhất một giá theo hợp đồng.

Với 1.200 con heo nái (lớn nhất ĐBSCL), ngày nào trang trại của ông Ân cũng có heo đẻ. Sau khi sinh, heo con được 2 tháng là đủ chuẩn xuất chuồng. Mỗi tháng, ông Ân cung cấp heo giống cho Công ty CP, bình quân từ 2.400 - 2.500 con.

Năm 2014, ông Ân xuất chuồng 28.600 con; 3 tháng đầu năm 2015 là hơn 6.600 con. Năm 2014, ông Ân lời gần 6,3 tỷ đồng; 3 tháng đầu năm 2015, lời trên 1 tỷ 450 triệu đồng. Đó là chưa kể thu nhập từ vài chục ngàn con vịt, dừa, cá các loại… cũng không nhỏ.

Nuôi heo nái với một lượng lớn như vậy, đòi hỏi vệ sinh chuồng trại, không dịch bệnh, không ô nhiễm môi trường xung quanh là tối quan trọng. Trang trại của ông được trang bị hệ thống khử trùng tối ưu. Vì thế, người nuôi và khách tham quan phải tuân thủ nghiêm ngặt khi vào chuồng trại. Đàn heo “khổng lồ” của ông Ân hàng ngày thải ra một lượng lớn phân.

Nếu không biết sử dụng, lượng phân này sẽ làm ô nhiễm cả một vùng rộng lớn. Tận dụng lượng lớn phân heo này, ông Ân cho xây dựng một hầm Bioga. Ông đang xây một nhà máy phát điện để sử dụng nguồn Bioga với công suất 200 KVA. Dịp 30-4-2015 này sẽ đưa vào sử dụng; dư sức phục vụ trang trại và còn cung cấp cho các hộ xung quanh. Ông Ân cho biết: Chỉ riêng lượng điện tự trang bị từ nguồn Bioga cũng đã đem về một nguồn lợi hàng trăm triệu đồng/năm.

Trang trại rộng lớn như vậy nhưng ông Ân chỉ sử dụng có 18 nhân công; trong đó có 3 kỹ sư. Mỗi người làm nhiều việc nhưng rất nhàn nhã vì sử dụng các thiết bị phục vụ hiện đại. Lương nhân công bình quân 5 triệu đồng/người/ tháng, bao ăn uống ngày 3 bữa, đóng bảo hiểm và được lo chi phí khám chữa bệnh.

Ông Phạm Văn Ân, 62 tuổi, nguyên là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng, tỉnh Sóc Trăng. Do bị bệnh nên năm 2009, ông xin về hưu sớm. Về nhà, ông nghĩ cách làm kinh tế để cải thiện đời sống gia đình. Ban đầu ông nuôi mấy chục ngàn con gà và thầu xây dựng. Khi có vốn, ông hợp tác với Công ty CP - Thái Lan (trụ sở đặt tại Biên Hòa, Đồng Nai). Công ty CP chuyên cung cấp giống, thức ăn cho heo, tôm cá và hợp đồng bao tiêu, thu mua sản phẩm.

Ở ĐBSCL hiện nay, chỉ có duy nhất trang trại của ông Phạm Văn Ân là nuôi heo nái với số lượng lớn như vậy. Ông Ân hợp đồng với công ty CP trong 10 năm. Như vậy việc kinh doanh sẽ đảm bảo tính ổn định và an tâm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú Tôm Chân Trắng Ấn Độ Thâm Nhập Vào Nhật Bản Và Thay Thế Tôm Sú

Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá

01/01/2012
Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững Để Cây Cam Sành Phát Triển Một Cách Bền Vững

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

24/09/2012
Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa Khẩn Trương Phòng Trị Sâu Cuốn Lá Hại Lúa

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.

15/07/2012
Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng Dịch Bệnh Tôm Gia Tăng

Về vùng nuôi tôm Công Lương, xã Hoài Mỹ (Hoài Nhơn) vào những ngày cuối tháng 4 này, chúng tôi được biết vấn đề thời sự của người dân ở đây là nạn dịch tôm đang hoành hành. Trước đây, vùng nuôi tôm Công Lương chưa bao giờ bị dịch bệnh vì cơ sở hạ tầng nuôi tôm nơi đây được Nhà nước đầu tư khá tốt, tính cộng đồng trong nuôi tôm cũng được người nuôi thực hiện chu đáo.

15/07/2012
Thành Công Từ Nuôi Lươn Bể Bạt Ở Hậu Giang Thành Công Từ Nuôi Lươn Bể Bạt Ở Hậu Giang

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang xuất hiện phong trào nuôi lươn trong bể bạt cho hiệu quả kinh tế cao, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, thị trường ổn định. Sự thành công của các hộ nuôi lươn ở xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ là một ví dụ.

28/09/2012