Mô Hình Nuôi Gà Ta Thả Vườn Không Bị Dịch Bệnh

Thời gian gần đây, do ảnh hưởng của dịch cúm H5N1, một số hộ chăn nuôi gà phải lâm vào cảnh trắng tay. Thế nhưng, tại ấp Tân Hữu thuộc xã Xuân Thành, huyện Xuân Lộc có mô hình nuôi gà ta theo phương pháp mới của anh Nguyễn Văn Thành vẫn không bị dịch bệnh. Hàng năm, gia đình anh thu nhập trên trăm triệu đồng từ việc bán trứng, bán gà giống và gà thịt.
Anh Thành bén duyên với nghiệp nuôi gà ta thả vườn từ năm 2003, khi vườn điều 4 hécta đã cao lớn và đến kỳ thu hoạch. Anh mua gà ta về nuôi nhằm tăng thêm phần thu nhập và lấy phân để bón cho điều. Anh kể: "Lúc đầu, tôi cũng thả theo cách thông thường nhưng thấy không mấy hiệu quả.
Tôi bèn tự tìm tòi, nghiên cứu và đi đến quyết định là khi gà con vừa mới nở thì tách ra nuôi riêng trong chuồng cho đến khi gà choai choai mới đem thả nuôi ngoài vườn. Cách nuôi này vừa hạn chế được dịch bệnh đối với gà con, vừa giúp cho gà mẹ có thời gian bồi bổ để đẻ trứng sớm hơn".
Anh nói thêm, gà con sau khi nở vẫn còn chất dinh dưỡng dự trữ nên ngày đầu hoàn toàn không nên cho chúng ăn gì mà chỉ cho uống nước sạch. Sang đến ngày thứ hai phải mua vaccin phòng dịch và dùng kim nhỏ chích vào cánh của chúng. Đặt biệt thức uống cho gà chỉ được dùng trong ngày, qua ngày hôm sau phải rửa máng cho sạch và thay bằng nước mới.
Nhờ chăn nuôi theo phương pháp mới mà đàn gà thả vườn của anh Thành không bị hao hụt, quy mô tổng đàn luôn được duy trì ở mức khoảng 2 ngàn con. Trong đó, số lượng gà mái đẻ trên 200 con, còn lại là gà hậu bị và gà thịt. Một điểm khá hay của anh Thành là nhờ tự nuôi, tự cung cấp giống, anh có thể theo dõi chọn được những gà bố mẹ khỏe mạnh từ nhỏ tới trưởng thành nên gà mái luôn đẻ sai, trứng to và đều; riêng gà trống thì cứ sau hai lứa anh lại đổi gà mới nên tránh được tình trạng trùng huyết làm suy yếu đàn gà.
Ngoài ra, cứ một đợt gà nở để nuôi bán thịt thì đợt sau anh lại bán gà giống, làm cách này giúp anh vừa duy trì ổn định số lượng đàn vừa có tiền để đầu tư thức ăn.
Do biết chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, phòng ngừa dịch bệnh tốt nên đàn gà nuôi của anh Thành mau lớn và bán được giá cao. Thấy được hiệu quả từ mô hình kinh tế này, nhiều nông dân trong xã, huyện và một số tỉnh bạn đã tìm đến để mua con giống và học hỏi kinh nghiệm nuôi. Với gà thịt, anh không cần mang ra chợ bán do các quán nhậu, nhà hàng và dịch vụ nấu ăn tới tận nơi đặt mua. Vào mùa cưới, anh không có đủ gà để bán.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 21-5, ông Sơn Văn Luận, Chủ nhiệm HTX khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết: “Nếu như thời điểm tháng 2, tháng 3-2014 giá khoai lang tím Nhật dao động ở mức cao từ 800.000 - 860.000 đồng/tạ thì mấy ngày nay giá rớt liên tục xuống còn 350.000 - 400.000 đồng/tạ, với giá này những nông dân trồng đất nhà mới hy vọng hòa vốn, còn ai thuê mướn đất để trồng khoai lang xuất khẩu coi như thua lỗ”.

Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên Lai Vung (Đồng Tháp) có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển cây có múi. Ngoài quýt hồng là giống cây chủ lực thì những năm gần đây, Lai Vung còn nổi tiếng xa gần với quýt đường và cam xoàn.

Bến Tre có diện tích đất bãi bồi ven biển Đông thuộc 3 huyện Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú, được thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao là con nghêu.

Gần đây, giá gà trên địa bàn tỉnh đã tăng từ 40.000 đồng/kg lên 65.000 đồng/kg. Với giá này, người chăn nuôi có lãi trên 10.000 đồng/kg. Tuy nhiên, việc tái đàn đang gặp nhiều khó khăn do người chăn nuôi thiếu vốn.

Mùa nóng, giá nhiều loại trái cây có múi tăng nhưng “ấn tượng” nhất vẫn là trái chanh. Mùa nắng nóng năm nay đã góp phần đẩy giá chanh tăng gấp đôi chỉ trong vòng một tháng nay.