Mô Hình Nuôi Gà Đông Tảo Ở Diên Khánh (Khánh Hòa)

Gà Đông Tảo có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, nằm trong danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Trước đây, gà Đông Tảo thường được dùng để cúng tế hay tiến vua vì thịt gà rất ngon.
So với giống gà ta thông thường, gà Đông Tảo có giá thành cao hơn rất nhiều nhưng chi phí thức ăn thấp nên đã khuyến khích một số hộ dân ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đầu tư thả nuôi. Đây được xem là hướng đi mới của nghề chăn nuôi gia cầm ở địa phương.
Xuất phát từ nhu cầu của thị trường, năm 2013, Bà Đinh Thị Kiều Hoa ở xã Diên Phú, huyện Diên Khánh đã đầu tư nuôi gà Đông Tảo. Do đây là một giống gia cầm mới nên bà Hoa đã ra tận Hưng Yên để mua gà bố mẹ về làm giống. Hiện số lượng gà của trang trại len đến khoảng 200 con gà thịt và gà sinh sản.
Theo bà Hoa, gà Đông Tảo có giá thành rất cao, thông thường gà con mua về làm giống có giá thành từ 300 – 400.000 đồng/con, còn gà thịt thì cũng dao động từ 2-4 triệu đồng/con. Tuy nhiên do thị trường các nơi tiêu thụ mạnh nên đã khuyến khích người nuôi đầu tư.
Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt. Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3–6 kg.
Để nuôi gà Đông Tảo có hiệu quả cao thì việc áp dụng phương pháp chăn nuôi đúng kỹ thuật, đúng quy trình là rất cần thiết và quan trọng. Việc áp dụng các phương pháp chăn nuôi sẽ giúp người nuôi tiết kiệm được chi phí, đảm bảo gà phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, thức ăn của gà Đông Tảo gần giống như thức ăn các loại gà thả vườn nên khâu chăm sóc không tốn quá nhiều chi phí đầu tư.
Gà Đông Tảo tăng trọng nhanh và có giá trị kinh tế cao, cần được khuyến khích nhân rộng. Thế nhưng hiện nay gà giống có giá thành rất cao, vì vậy, khi đầu tư nuôi bà con nên tìm đến những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy để mua giống, tránh trường hợp mua phải gà giống đã qua lai tạo, gây tổn thất về kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Thay mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo cụ thể về công tác điều hành xuất khẩu gạo, chú trọng 2 hướng xuất lên phía Bắc sang Trung Quốc và xuống phía Nam sang Campuchia. Tăng cường quản lý xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Campuchia

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khối EU, Pháp là thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc lớn thứ 4 và có giá NK cao nhất. Trong 3 năm gần đây các doanh nghiệp mực, bạch tuộc Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu (XK) sang thị trường này. Thời gian tới, XK mực bạch tuộc sang Pháp được nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng.

Thái Lan đang triển khai chương trình xả gạo tồn kho; một số thị trường tập trung đã thay đổi phương thức nhập khẩu (NK) theo hướng đa dạng hóa nguồn cung. Gạo xuất khẩu (XK) của Việt Nam đang chịu sự tác động này.

UBND tỉnh Phú Yên vừa đồng ý việc Sở NN-PTNT lập dự án Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Thời gian gần đây, tình hình nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do thời tiết bất lợi cộng với dịch bệnh kéo dài, một số nông dân trên địa bàn huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã bước đầu chuyển đổi sang mô hình nuôi trồng hải sản khác như: nuôi hàu, ghẹ, cá… nhưng nổi bật hơn là mô hình trồng rong nho (hay còn gọi là rong cầu lục bi).