Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Ếch Và Cá Của Anh Lê Minh Sỹ

Mô Hình Nuôi Ếch Và Cá Của Anh Lê Minh Sỹ
Ngày đăng: 11/12/2014

Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Anh Sỹ kể, anh được cha mẹ cho 8 công đất ruộng và khoảng 700 m2 đất thổ cư. Lúc đầu vợ chồng anh làm lúa và chăn nuôi nhưng do đất trũng sản xuất không thuận lợi, năng suất đạt thấp nên kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Năm 2013, qua tìm hiểu anh biết được nhiều hộ dân ở đồng bằng sông Cửu Long trở nên khấm khá nhờ nuôi ếch. Từ đó, anh bắt tay nghiên cứu thị trường, trực tiếp tham quan, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ở ếch nhiều nơi.

Ban đầu anh nuôi 5.000 con ếch thịt, sau 4 tháng thả nuôi thu lợi nhuận khoảng 22 triệu đồng. Nhận thấy đây là mô hình sản xuất khá thuận lợi, nhất là không mất nhiều công chăm sóc, ít bệnh nên anh tiếp tục mở rộng sản xuất, đồng thời, học hỏi thêm kinh nghiệm, đầu tư xây chuồng nuôi 200 ếch sinh sản trái mùa để phục vụ bà con nông dân. Tuy nhiên do mô hình còn mới mẻ, anh chưa có kinh nghiệm ương giống nên chưa đạt kết quả cao.

Đầu năm 2014, Hội Nông dân thị trấn và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười mở lớp tập huấn nuôi ếch theo hướng an toàn sinh học, anh tham gia tập huấn và nhận thấy mô hình nuôi ếch – cá khá phù hợp với điều kiện của anh. Từ đó, anh quyết định đào ao nuôi trên ếch dưới cá với 2.000m2 mặt nước và nuôi 60.000 con ếch con trong 36 mùng. Sau 12 tháng nuôi, anh thu hoạch ếch thịt thương phẩm (3 đợt) và cá nuôi từ ao, sau khi trừ chi phí anh còn lãi 469 triệu đồng.

Với mô hình nuôi ếch - cá, những năm qua đã giúp anh phát triển kinh tế gia đình, tạo dựng một cơ ngơi vững chắc và các con anh có điều kiện ăn học...

Nguồn bài viết: http://www.baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187DB7/Mo_hinh_nuoi_ech_ca_cua_anh_Le_Minh_Sy.aspx


Có thể bạn quan tâm

Sự Kiện Quản Lý Bệnh Vi Khuẩn Hại Lúa Sự Kiện Quản Lý Bệnh Vi Khuẩn Hại Lúa

Các vụ lúa gần đây bệnh vi khuẩn bộc phát mạnh, gây hại nặng làm tăng chi phí sản xuất, giảm năng suất lúa. Tham dự sự kiện này, nông dân được tham quan 4 trại trưng bày mẫu vật bao gồm các mẫu lúa bị nhiễm bệnh, hướng dẫn cách nhận diện chính xác triệu chứng các bệnh do nấm, do vi khuẩn, biện pháp chủ động phòng trị hiệu quả, an toàn và nhận dạng thuốc bảo vệ thực vật chính hiệu, hạn chế tình trạng mua nhầm hàng kém chất lượng.

29/12/2014
Gia Lai Xuất Khẩu Cà Phê Bội Thu Gia Lai Xuất Khẩu Cà Phê Bội Thu

Năm 2014 được đánh dấu là năm có chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt cao nhất trong “lịch sử” xuất khẩu của Gia Lai. Những mặt hàng chủ lực của tỉnh luôn giữ vị trí cao với sản lượng xuất và thị trường ổn định, trong đó phải kể đến cà phê-mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất với 77,8% tổng kim ngạch...

29/12/2014
“Trùm” Nấm Cần Thơ “Trùm” Nấm Cần Thơ

Đến giờ này, câu chuyện thoát nghèo của ông Út được bà con trong vùng vẫn truyền tai nhau với sự nể phục. “Nói thật, đôi lúc tôi cứ nghĩ mình nằm mơ. Lúc bắt tay trồng nấm, tôi chỉ nghĩ đơn giản là có cái nghề để thoát nghèo và đã cố gắng hết sức. Ông trời quả không phụ lòng người” - ông Út thổ lộ.

29/12/2014
Thoát Nghèo Nhờ Trồng Rau Má Thoát Nghèo Nhờ Trồng Rau Má

Với diện tích chưa đến 1.000m2, trung bình mỗi tháng, người trồng rau má thu nhập từ gần 1 triệu đồng. Giá của rau má không bấp bênh như nhiều loại mặt hàng nông sản khác. Hiện nay, giá mỗi ki-lô-gam rau má được thương lái vào tận vườn thu mua từ 10.000 - 15.000 đồng.

29/12/2014
Sản Lượng Cam Lục Ngạn (Bắc Giang) Ước Đạt Hơn 7.600 Tấn Sản Lượng Cam Lục Ngạn (Bắc Giang) Ước Đạt Hơn 7.600 Tấn

Thời điểm này, cam Vinh tại Lục Ngạn đang được thu hoạch, diện tích khoảng 286 ha, tập trung nhiều ở các xã: Thanh Hải, Nam Dương, Tân Mộc, Mỹ An... Hiện giá bán bình quân tại vườn đạt 30 nghìn đồng/kg. Năm 2014, sản lượng cam Vinh toàn huyện ước đạt 1.475 tấn, giá trị đạt hơn 44 tỷ đồng.

29/12/2014