Mô Hình Nuôi Ếch, Cá Của Anh Lê Minh Sỹ

Sau nhiều năm bám ruộng độc canh cây lúa nhưng kinh tế gia đình vẫn không khá, anh Lê Minh Sỹ (khóm 3, thị trấn Mỹ An, huyện Tháp Mười) tự tìm tòi, áp dụng thành công mô hình nuôi ếch cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Anh Sỹ kể, anh được cha mẹ cho 8 công đất ruộng và khoảng 700 m2 đất thổ cư. Lúc đầu vợ chồng anh làm lúa và chăn nuôi nhưng do đất trũng sản xuất không thuận lợi, năng suất đạt thấp nên kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn. Năm 2013, qua tìm hiểu anh biết được nhiều hộ dân ở đồng bằng sông Cửu Long trở nên khấm khá nhờ nuôi ếch. Từ đó, anh bắt tay nghiên cứu thị trường, trực tiếp tham quan, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi ở ếch nhiều nơi.
Ban đầu anh nuôi 5.000 con ếch thịt, sau 4 tháng thả nuôi thu lợi nhuận khoảng 22 triệu đồng. Nhận thấy đây là mô hình sản xuất khá thuận lợi, nhất là không mất nhiều công chăm sóc, ít bệnh nên anh tiếp tục mở rộng sản xuất, đồng thời, học hỏi thêm kinh nghiệm, đầu tư xây chuồng nuôi 200 ếch sinh sản trái mùa để phục vụ bà con nông dân. Tuy nhiên do mô hình còn mới mẻ, anh chưa có kinh nghiệm ương giống nên chưa đạt kết quả cao.
Đầu năm 2014, Hội Nông dân thị trấn và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tháp Mười mở lớp tập huấn nuôi ếch theo hướng an toàn sinh học, anh tham gia tập huấn và nhận thấy mô hình nuôi ếch – cá khá phù hợp với điều kiện của anh. Từ đó, anh quyết định đào ao nuôi trên ếch dưới cá với 2.000m2 mặt nước và nuôi 60.000 con ếch con trong 36 mùng . Sau 12 tháng nuôi, anh thu hoạch ếch thịt thương phẩm (3 đợt) và cá nuôi từ ao, sau khi trừ chi phí anh còn lãi 469 triệu đồng.
Với mô hình nuôi ếch - cá, những năm qua đã giúp anh phát triển kinh tế gia đình, tạo dựng một cơ ngơi vững chắc và các con anh có điều kiện ăn học...
Nguồn bài viết: http://baodongthap.com.vn/newsdetails/1D3FE187DB7/Mo_hinh_nuoi_ech_ca_cua_anh_Le_Minh_Sy.aspx
Có thể bạn quan tâm

Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho biết, kết quả phân tích 8 mẫu tôm hùm bị bệnh lạ tại thôn Bình Ba (xã Cam Bình, TP. Cam Ranh) cho thấy, 8 mẫu đều phát hiện có trùng lông ký sinh; 7/8 mẫu nhiễm mấm Fusarium (tác nhân gây bệnh đen mang), 5/8 mẫu nhiễm vi khuẩn Vibrio (tác nhân gây hoại tử gan tụy), không phát hiện thấy vi khuẩn ký sinh nội bào Rickettsia-like (tác nhân gây bệnh sữa).

Dak Lak được đánh giá là tỉnh nuôi trồng thủy sản phát triển nhất trong khu vực Tây Nguyên, với diện tích 9 nghìn ha. Năm 2012, sản lượng thủy sản Dak Lak đạt 14.450 tấn, lượng cá bột sản xuất 970 triệu con, nhưng số con giống sản xuất tại chỗ chỉ đạt 46 triệu con, mới đáp ứng được 59% nhu cầu con giống trong tỉnh.

Từ đầu tháng 2-2013 đến nay, các sân nghêu khu vực biển Tân Thành huyện Gò Công Đông, Tiền Giang chết hàng loạt với diện tích nghêu chết cao kỷ lục hơn 1.300 ha, ước thiệt hại gần 300 tỉ đồng. Dù chưa, xác định được chính xác tác nhân chính gây chết nghêu nhưng cả người dân và cơ quan chức năng bước đầu đều nhận định có thể do ô nhiễm môi trường vùng nuôi.

Hàng chục hộ dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình tham gia mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm vừa hoàn tất vụ thu hoạch. Kết quả mang lại khả quan với 1 ha trong mô hình, thời gian nuôi 6 tháng, các hộ thu được hơn 1.800 kg tôm càng xanh thương phẩm, trị giá gần 400 triệu đồng.

Huyện Chương Mỹ (Hà Nội) có địa hình khá đa dạng, vừa có đặc trưng của đồng bằng châu thổ, vừa có đặc trưng của vùng bán sơn địa với núi, sông, bãi, hồ, hang động.