Mô Hình Nuôi Đa Canh Đa Con Kết Hợp Cho Thu Nhập Cao Và Bền Vững

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bạc Liêu áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con nhằm tăng năng suất, hiệu quả trên một đơn vị sản xuất. Mô hình này giúp nhiều hộ nông dân từng bước vươn lên khá giàu.
Địa phương đi đầu trong thực hiện mô hình nuôi trồng kết hợp đa canh - đa con là huyện Phước Long. Gia đình anh Trần Quốc Việt (ấp Long Hải, thị trấn Phước Long) có 5 ha đất áp dụng mô hình sản xuất đa canh - đa con kết hợp. Anh Việt sản xuất tổng hợp gồm 2 vụ tôm sú kết hợp với cua, cá; 1 vụ sản xuất lúa kết hợp với tôm càng xanh.
Ngoài ra, anh Việt còn nuôi cá sấu, cá bống tượng. Từ đầu năm 2014 đến nay, anh Việt thu hoạch hai đợt cá bống tượng, lãi 120 triệu đồng; thu hoạch hai đợt cá sấu lãi 320 triệu đồng. Sau khi thu hoạch xong, anh Việt cải tạo ao hồ tiếp tục thả nuôi cá bống tượng và cá sấu.
Bên cạnh đó, anh Việt cải tạo đất để áp dụng vụ lúa - tôm càng xanh. Đầu tháng 9, anh chọn các giống lúa ngắn ngày xuống giống trên diện tích 4 ha kết hợp thả 50.000 con giống tôm càng xanh. Nhờ áp dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng” nên lúa phát triển tốt và tôm càng xanh mau lớn. Mô hình này cho anh Việt lãi hơn 500 triệu đồng.
Còn ông Trần Thanh Minh (ấp 9 C, xã Phong Thạnh Tây B) thì thành công với mô hình đa con. Với 2,5 ha đất sản xuất, ông Minh lên bờ bao nuôi tôm kết hợp với nuôi cua, cá. Bên cạnh đó, ông bơm nước mặn từ các ao trong vườn ra và giữ ngọt để nuôi cá bống tượng. Với 6 ao nuôi cá bống tượng, ông Minh lãi trên 100 triệu đồng/năm.
Với mô hình đa con trên cùng diện tích mặt nước, mỗi năm, ông Minh lãi từ 200 - 300 triệu đồng.
Ông Trần Văn Ân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phước Long đánh giá: “Toàn huyện có gần 7.000 ha áp dụng mô hình đa canh - đa con như: mô hình nuôi tôm sú kết hợp với nuôi cua, cá bống tượng, cá sấu; nuôi tôm sú kết hợp với cua; sản xuất 2 vụ tôm, cua và 1 vụ lúa - tôm càng xanh; trồng rau màu trên bờ bao vuông tôm...
Từ đó cho thấy, nông dân đã phá thế độc canh con tôm và tận dụng tối đa diện tích canh tác kết hợp nuôi nhiều vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Ngành chức năng huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng cho nông dân ở các vùng có điều kiện thuận lợi để nhân rộng mô hình sản xuất đa canh - đa con kết hợp”.
Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 27,28%, 11,74% và 12,11%.

Những năm gần đây, người chăn nuôi trên địa bàn huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An đã mạnh dạn ứng dụng việc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH). Hiện nay, số lượng đàn gia súc, gia cầm tại các xã, thị trấn phát triển mạnh.

Nhiều người cho rằng vịt trời là “của trời”, là giống hoang dã không thể thuần. Thế nhưng gia đình chị Vũ Thị Huyền, một trong những hộ đầu tiên ở TP Hạ Long đã thành công trong mô hình chăn nuôi vịt trời, đem lại thu nhập hàng chục triệu/tháng...

Để phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam, điều tiên quyết là nhất thiết cần tiến hành tốt công tác tái canh những vườn cà phê già cỗi. Tuy nhiên việc này đang gặp không ít khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là vấn đề nguồn giống và nguồn vốn.

Vườn cây già cỗi dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp; thời tiết bất lợi, dịch bệnh đe dọa ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng; giá cả phập phù làm nông dân luôn phải chạy theo thị trường... Đó là thực trạng đáng lo ngại mà ngành cà phê Việt Nam cần sớm tháo gỡ.