Mô Hình Nuôi Cua Ở Cần Giờ (TP. HCM)

Cua biển (Scylla serrata) là một trong những loài giáp xác phổ biến ở các vùng biển Việt Nam. Với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, Cua biển đang trở thành đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.
Trong những năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã Lý Nhơn nói riêng, huyện Cần Giờ (Tp. HCM) nói chung đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó, thành công hơn cả là việc chuyển đổi từ đất nuôi tôm sú kém hiệu quả kinh tế sang mô hình nuôi Cua biển đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cua biển có thời gian sinh trưởng và phát triển rất nhanh là đối tượng nuôi có hiệu quả kinh tế cao được bà con nông dân quan tâm. Qua quá trình thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi có hiệu quả và nhất là phát huy được lợi thế về điều kiện tự nhiên, có rất nhiều hộ tham gia vào mô hình chuyển đổi này.
Có thể kể ra đây như hộ ông Nguyễn Thanh Sơn, ông Lê Bửu Lộc, ấp Lý Hoà Hiệp, xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ với mô hình nuôi Cua biển từ con giống nhân tạo.
Trước đây, gia đình ông gồm 5 nhân khẩu chủ yếu sống nhờ vào nuôi tôm sú, trên diện tích đất khoảng 0,8 ha nhưng do dịch bệnh và môi trường xấu dẫn đến hiệu quả rất thấp, có khi thua lỗ, do đó không đủ trang trải cuộc sống cho 5 người.
Nhờ có chủ trương đúng đắn về chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa không hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả và nhờ vào sự nỗ lực vươn lên của gia đình cùng với sự hỗ trợ về nhiều mặt như vốn, kỹ thuật canh tác,… của các ban ngành địa phương nên hiệu quả sản xuất trên 0,8 ha diện tích đất của gia đình ông tăng lên rõ rệt.
Cụ thể, chỉ riêng với 8.000 m2 ao, mỗi vụ thả 11.200 con giống, sau 4 tháng ông thu được sản lượng 924 kg, giá bán 90.000 – 110.000 đ/kg, giá trị sản xuất mang lại gần 90 triệu đồng, sau khi trừ chi phí (giống, thức ăn, vôi… 42 triệu đồng), số tiền lãi khoảng trên 45 triệu đồng. Như vậy, mỗi ha nuôi cua, trong 1 năm có thể tạo ra giá trị gần 200 triệu đồng, trong đó, mức lãi khoảng 50 % tổng doanh thu, tức gần 100 triệu.
Xuất phát từ việc chuyển đổi có hiệu quả của gia đình ông và nhiều bà con xung quanh, đến nay, mô hình nuôi Cua biển bằng con giống nhân tạo đã được nhân rộng với khoảng 30 ha trên toàn huyện
Có thể bạn quan tâm

Heo rừng là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, thức ăn dễ tìm; quy trình nuôi, cách chăm sóc cũng không quá khó nên mô hình này ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.

Nhà bà Ngoan vừa làm đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (TACN) và nuôi 30 lợn lái, 100 lợn thịt, với lợi nhuận mỗi năm 200 triệu đồng. “Hàng ngày, các hộ chăn nuôi trong thôn, trong xã thường phải đi mua TACN, thuốc thú y nên tiện thể tới luôn nhà tôi để trao đổi thông tin và kinh nghiệm làm ăn. Sau hơn 10 năm chăn nuôi, vợ chồng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm để trao đổi với bà con” - bà Ngoan cho biết.

Đến nay, việc tăng nhanh về diện tích và sản lượng loại cây trồng này đồng thời đặt ra bài toán về “đầu ra” của sản phẩm. Huyện Lập Thạch xác định, để mở rộng thị trường thì điều quan trọng nhất và cần làm ngay lúc này chính là phát triển thương hiệu cho sản phẩm.

Đến thời điểm này, nông dân ở huyện vùng cao Võ Nhai đã gieo trồng được 391ha cây màu vụ đông, bằng gần 102% kế hoạch. So với những năm trước, diện tích cây vụ đông năm nay của huyện tăng không đáng kể, nhưng lại hứa hẹn mùa vụ mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.

Tại một số chợ ở TP HCM, giá thanh long trước kia rớt giá thê thảm, chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg thì nay đã lên 10.000-17.000 đồng/kg (tùy loại), tức tăng giá đến hơn 4-5 lần. Măng cụt ĐBSCL và Lái Thiêu (Bình Dương) lần đầu tiên măng cụt đạt mức 30.000-45.000 đồng/kg, cao nhất trong năm thay vì chỉ có 20.000 – 25.000 đồng/kg so với tháng trước.