Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cua Đồng

Mô Hình Nuôi Cua Đồng
Ngày đăng: 02/06/2012

Dự án khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long do Trường đại học Cần Thơ làm chủ dự án đã triển khai thực hiện nhiều mô hình chăn nuôi ở xã nông thôn mới Mỹ Thọ huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp. Trước đây là mô hình chăn nuôi heo nái hướng nạc, kế đến là mô hình nuôi vịt siêu thịt và đến nay là mô hình nuôi cua đồng.

Cua đồng có tập tính sinh sống bò dưới đáy ao và đào hang chui rúc, có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa nên khâu quản lý phải cẩn trọng. Cua đồng là loài ăn tạp, chúng có thể ăn tấm, cám, lúa, khoai, củ, cua, cá và cả thức ăn công nghiệp của cá. Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và tìm mồi vào ban đêm. Tuy nhiên nó cũng có khả năng nhịn đói từ 10 - 15 ngày. Đặc biệt cua cũng có tập tính lột xác tái sinh, trong quá trình đó nó có thể tái sinh càng, que đã mất (các nhà khoa học lợi dụng đặc tính này của cua để sản xuất cua lột). Mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng bình quân từ 20 - 50%. Tuổi thọ của cua là 1 - 2 năm tuổi.

Cùng với mục đích là đầu tư theo nhu cầu của nông dân, dự án khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long đợt này đầu tư cho xã Mỹ Thọ mô hình nuôi cua đồng cho 20 hộ nông dân tham gia, với phương thức đầu tư là hỗ trợ không hoàn lại 500.000 đ/hộ nuôi, để bà con trang bị lưới cước nylon làm khung bao ao nuôi và sẽ cho mượn tiếp 500.000 đ/hộ để bà con mua con giống.

Vừa qua Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Tháp đã tập huấn kỹ thuật nuôi cua cho gần 30 nông dân trong huyện Cao Lãnh, trong đó có 20 nông dân trong dự án. Đến nay dự án này đã có 15 hộ thả nuôi. Anh Lê Quốc Văn ở ấp 3, xã Mỹ Thọ đã thả 700 kg giống trên diện tích chỉ 1.000 m2 ao nuôi. Anh cho biết: “Từ trước tới giờ tôi chủ yếu nuôi nhốt dự trữ lại lúc cua rẻ giá 500 đ/kg, qua tới tháng giêng, tháng hai bán được trên 10.000 đ/kg, chứ đâu biết cách cho ăn và phòng bệnh. Nay được Trung tâm khuyến nông tỉnh tập huấn thấy con cua đồng dễ nuôi quá”.

Theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Tháp thì người nuôi có thể thiết kế các dạng ao, hồ riêng biệt hay kết hợp ruộng lúa. Tuy nhiên, thiết kế ao, hồ phải gần sông rạch, có nguồn nước dồi dào, ao nuôi nên có diện tích từ 300 - 1.000 m2, độ sâu từ 0,8 - 1,2 m là tốt nhất.

Cũng với phương pháp rào chung quanh bờ ao bằng đăng tre, lưới cước và tấm nhựa nylon để tránh cua bò ra, 20 hộ trong vùng dự án khuyến nông đồng bằng sông Cửu Long ở xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, thiết kế ao nuôi chu đáo. Anh Nguyễn Hữu Tường ở ấp 4, xã Mỹ Thọ nhận xét: “Biết cách chăm sóc, cho ăn và phòng bệnh thì mô hình này chắc chắn có hiệu quả”.

Cua đồng là giống thiên nhiên phổ biến ở vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Hàng năm, cứ vào mùa lũ cua đầy đồng, có hộ bắt cua chỉ để ủ mắm, làm phân hay làm thức ăn cho cá, tôm. Với việc nuôi cua đồng, nông dân sẽ có nguồn cua cung cấp trong mùa nghịch vào tháng giêng, tháng hai để tăng thu nhập.

Có thể bạn quan tâm

Sản xuất lúa chất lượng T10 Sản xuất lúa chất lượng T10

Vụ mùa 2015, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông Tuyên Quang phối hợp với UBND xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn triển khai mô hình SX giống lúa chất lượng cao T10 với diện tích 30 ha, có 150 hộ tham gia.

13/10/2015
Liên kết sản xuất cá tra Liên kết sản xuất cá tra

Mục đích của việc liên kết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo số lượng cá tra nguyên liệu, đồng thời nâng cao giá trị kinh tế, giảm thiểu việc hao hụt, thua lỗ của người nuôi...

13/10/2015
Hà Tĩnh vượt tiến độ Hà Tĩnh vượt tiến độ

Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tại Hà Tĩnh chính thức khởi động vào cuối năm 2013.

13/10/2015
Tỉnh lúa được mùa lớn Tỉnh lúa được mùa lớn

Dù chưa thu hoạch xong vụ mùa, nhưng từ bác nông dân đến ông cán bộ khắp tỉnh Thái Bình đều khẳng định, năm nay được mùa lớn chưa từng có.

13/10/2015
Chuyên gia Nhật cùng ngư dân Bình Định ra biển câu cá ngừ Chuyên gia Nhật cùng ngư dân Bình Định ra biển câu cá ngừ

Chuyến đánh bắt thử nghiệm này chưa thực sự hiệu quả, bởi cả 3 tàu ra khơi, sau 3 ngày 3 đêm chỉ đánh bắt được 1 con cá ngừ. Tuy nhiên, các chuyên gia Nhật đánh giá cao tay nghề cũng như khả năng tiếp cận kỹ thuật câu của ngư dân Việt Nam

13/10/2015