Mô Hình Nuôi Cua Biển Thương Phẩm Đạt Hiệu Quả Cao

Năm 2014, được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Nghệ An, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu đã thực hiện thành công mô hình “Nuôi cua biển thương phẩm”.
Mục tiêu của mô hình nhằm giúp người dân tiếp cận các kiến thức về khoa học kỹ thuật (KHKT) mới, đa dạng hóa các đối tượng nuôi, đặc biệt tìm ra đối tượng nuôi mới phù hợp với điều kiện địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao ở những vùng nuôi tôm kém hiệu quả.
Tháng 3 năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An giao cho Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu triển khai mô hình nuôi cua thương phẩm, với quy mô 0,5 ha. Ngay sau khi có Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng mô hình, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu đã phân công cán bộ phụ trách, chỉ đạo, phối hợp với chính quyền cơ sở khảo sát địa điểm, chọn hộ nuôi. Qua khảo sát vùng nuôi ở các địa phương, Trạm, UBND xã Diễn Vạn đã thống nhất chọn hộ ông Phan Văn Niêm, xóm Vạn Nam, xã Diễn Vạn làm chủ hộ nuôi thực hiện mô hình.
Mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, vôi, chế phẩm sinh học, thuốc xử lý ao.
Trong quá trình thực hiện mô hình, cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn chủ hộ kỹ thuật nuôi và phòng bệnh cho cua.
Với quy mô 0,5 ha, thả 5.000 con cua giống cỡ 6 - 8 cm/con, nguồn giống được lấy từ tự nhiên, thức ăn tươi sống đảm bảo chất lượng nên tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cua tương đối cao.
Sau 4 tháng nuôi, cua thu hoạch đạt trọng lượng trung bình 4 con/kg, có những con đạt 2 - 3 con/kg. Cua thu hoạch, cua đực thịt chắc, cua cái gạch rất nhiều. Mô hình nuôi đã thu sản lượng 1.550 kg cua thương phẩm, tại thời điểm thu hoạch cua thịt có giá bán 250.000 đồng/kg, cua gạch 350.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người nuôi cua thu lãi 95,7 triệu đồng.
Từ những kết quả trên, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An đã và đang nhân rộng mô hình ra những vùng nước mặn lợ nuôi tôm kém hiệu quả. Thành công của mô hình góp phần giúp bà con vùng nuôi tìm ra được đối tượng nuôi thích hợp, phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm

Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.

Theo lãnh đạo UBND xã Vĩnh Tân (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), trên địa bàn xã có 11 hộ ở ấp 5 bị tình trạng “bắp không hạt” với diện tích gần 4 hécta.

Những năm gần đây, nông dân xã Tân Phong (Cai Lậy, Tiền Giang) đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa trái vụ, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Huỳnh Văn Chiến ở ấp Tân Luông A.

Hiện tôm thẻ chân trắng đang phát triển mạnh đối với loại hình nuôi công nghiệp và đang thâm nhập loại hình quảng canh truyền thống. Tuy nhiên, người dân còn thiếu thông tin về giá cả, loại giống và chất lượng, vì thế không ít chủ đầm tôm công nghiệp đổ nợ vì tôm chết.

Thời ấy giá 1 ký dông giống lên đến 450.000 đồng, mặc dù vậy nhiều người vẫn bỏ ra một khoản tiền lớn để nuôi động vật này. Đến nay, do nhu cầu tiêu thụ dông của các nhà hàng trong đất liền xuống thấp, người nuôi dông ở Phú Quý bị điêu đứng vì đầu ra. Thời điểm mà nghề nuôi dông trên đảo ăn nên làm ra là vào đầu năm 2008 đến cuối năm 2012.