Mô Hình Nuôi Cá Trắm Đen Thương Phẩm Làm Chính Trong Ao Bằng Thức Ăn Viên Tổng Hợp Đạt Hiệu Quả

Năm 2014, Chi cục Thủy sản Đắk Lắk triển khai thực hiện 02 mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm làm chính trong ao bằng thức ăn viên tổng hợp tại thôn 3, xã Ea Wer, huyện Buôn Đôn và buôn Kon Tam, xã Ea Yêng, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk, với quy mô 450 m2/mô hình.
Đây là các mô hình được thực hiện ở các xã vùng đặc biệt khó khăn, nên bà con được Nhà nước hỗ trợ 100% chi phí con giống, thức ăn, vitamine và hóa chất, kháng sinh phòng trị bệnh cho cá.
Mật độ thả 1 con/m2. Công thức nuôi ghép: 80% cá trắm đen, 15% cá chép V1, 5% cá mè). Thức ăn sử dụng trong mô hình là thức ăn viên tổng hợp hãng Uni President với hàm lượng Protein > 30%.
Theo các chủ hộ tham gia mô hình, cá phát triển rất tốt. Sau 6 tháng nuôi cá trắm đen đạt 1,1 kg/con, cá chép V1 đạt 1,3 kg/con, cá mè đạt 1,5 kg/con. Sau trừ chi phí đầu tư, mô hình thu lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng/mô hình. Đây là mô hình nuôi có hiệu quả cao kinh tế cao và sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm

Đại diện Công ty CP Chăn nuôi C.P cho biết, doanh nghiệp này đang lập đề án xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Nga và EU.

Bức tranh HTX là không sáng, có nguyên nhân “bệnh thành tích”, chạy theo số lượng, buông lơi các điều kiện cần và đủ là: Xã viên, vốn, bộ máy cán bộ và phương thức hoạt động.

Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với nghề chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, sức đề kháng tốt, mỗi năm thu gần 10 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 1,6 - 1,8 tỷ đồng.

Đó là quan điểm của ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khi trao đổi với phóng viên NTNN về tình trạng một số thương lái dám sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua.

Nước mắm cốt thành phẩm cho vào chum bịt kín rồi chôn xuống cát lạnh 3 tháng. Khi lấy lên, loại nước mắm "3 trăng" này vừa thơm vừa ngọt hậu và để lâu không có hiện tượng bốc hơi, mất nước...