Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Gà Công Nghiệp

Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Gà Công Nghiệp
Ngày đăng: 23/12/2011

Hàng năm, tổng bình quân thu nhập của gia đình ông Nhuận là hơn 5,1 tỷ đồng và tạo việc làm cho 4 lao động thường xuyên với mức lương 2,5 - 3 triệu đồng/tháng.

Với mô hình chăn nuôi gà công nghiệp bán trứng, nuôi cá rô phi, cá tràu (cá quả) mỗi năm gia đình ông Lê Công Nhược (56 tuổi), thành viên CLB Chăn nuôi huyện Đại Lộc (Quảng Nam) thu gần 2 tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí.

Ông Nhược cho biết: "Trước khi quyết định làm ăn lớn, tôi băn khoăn rất nhiều, nếu không bứt phá thì làm lụng vất vả mà cái đói, cái nghèo vẫn cứ bám lấy mãi".

Năm 1999, ông nuôi gà thả vườn, đào ao nuôi cá diện tích 2.000m2. Mỗi năm, số tiền dành dụm tích lũy tăng dần, từ 10 triệu rồi hơn 100 triệu đồng... Năm 2006, ông quan sát thấy vùng đồi núi tại thôn Nam Phước có vị trí thuận lợi, nơi đây có thể nuôi gà, cá, ông trình bày nguyện vọng của mình với UBND xã Đại Tân thuê lại 3,7ha đất với giá 80.000 đồng/sào/năm. Đầu năm 2007, ông cùng gia đình lên đây thực hiện ước mơ làm trang trại của mình.

Với nguồn vốn của gia đình và vay mượn thêm gần 500 triệu đồng, ông làm hệ thống chuồng trại chăn nuôi gà công nghiệp khép kín hơn 10.000 con trên diện tích 1,7ha. Tất cả con giống ông đều lấy từ Công ty Chibi ở Đồng Nai và Công ty Lương Mỹ ở Điện Thắng (Quảng Nam). Hơn 1ha ông đào 3 ao để nuôi cá rô phi, cá tràu. Diện tích còn lại, ông nuôi trâu, bò, trồng cây ăn quả.

Sau 5 tháng, ông bán trứng gà cho các cơ sở Đà Nẵng cung cấp cho siêu thị. Còn cá, thu hoạch ông bán cho các công ty thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ông Nhược cho biết thêm, các địa phương như Đồng Nai, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh cũng là một trong những thị trường tiêu thu mạnh sản phẩm của gia đình tôi.

Hàng năm, tổng bình quân thu nhập gia đình ông là hơn 5,1 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí thì lãi gần 2 tỷ. Ông phải thuê 4 lao động làm việc thường xuyên tại trang trại với lương 2,5-3 triệu đồng/tháng.

Ông Nhược đã nhận được nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương và địa phương về thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua phát triển kinh tế. Chia sẻ về dự định sắp tới của mình, ông Nhược cho biết: "Tôi sẽ mở rộng diện tích trang trại lớn hơn nữa, nuôi gà và đào ao thả cá vẫn là hướng đi chính của tôi".


Có thể bạn quan tâm

Phạt 5-6 triệu đồng với hành vi bơm nước vào gia súc khi giết mổ Phạt 5-6 triệu đồng với hành vi bơm nước vào gia súc khi giết mổ

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện nay tình trạng bơm nước vào gia súc, gia cầm trước và sau khi giết mổ vẫn còn diễn ra tại một số địa phương và có chiều hướng phức tạp, thủ thuật tinh vi hơn.

09/10/2015
Gần 361 tỷ đồng cho dự án trồng cỏ nuôi bò sữa ở huyện Mê Linh Gần 361 tỷ đồng cho dự án trồng cỏ nuôi bò sữa ở huyện Mê Linh

UBND TP Hà Nội vừa chấp thuận điều chỉnh bổ sung quy mô dự án "Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven Sông Hồng thuộc địa bàn xã Văn Khê, huyện Mê Linh".

09/10/2015
Hiệu quả trong liên kết sản xuất lúa giống Hiệu quả trong liên kết sản xuất lúa giống

Huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) có 7 hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) tổ chức mô hình liên kết với doanh nghiệp (DN) sản xuất và bao tiêu lúa giống. Mô hình đã đem lại lợi ích nhiều mặt.

09/10/2015
Nỗi lo khi cà phê chín Nỗi lo khi cà phê chín

Gia Lai đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch cà phê. Năm nay do thời tiết bất lợi nên cà phê của người dân ở một số địa phương chín sớm hơn mọi năm khoảng 1 tháng. Cả một năm chăm bón đã có thành quả, nông dân không lo về giá cả, năng suất mà nơm nớp nỗi lo mất trộm cà phê.

09/10/2015
Diện tích sản xuất lúa mùa nổi có nguy cơ bị thu hẹp Diện tích sản xuất lúa mùa nổi có nguy cơ bị thu hẹp

Không cần bón phân, xịt thuốc, chỉ cần có nhiều nước, lúa mùa nổi có thể cho thu hoạch khoảng 2 tấn/ha, lãi trên 25 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, tại xã Tân Long, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp diện tích lúa này chỉ còn 50ha, giảm gần 20ha so với trước.

09/10/2015