Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Cá Trê Lai Bán Thâm Canh Ở Nhà Bè (TP. HCM)

Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Và Cá Trê Lai Bán Thâm Canh Ở Nhà Bè (TP. HCM)
Ngày đăng: 19/12/2012

Trong tự nhiên, cá rô phi và cá trê lai là loài ăn tạp, bao gồm sinh vật phù du, tảo sợi, rong có lá, động vật đáy, các loài nhuyễn thể, tôm cá con và cả mùn bã hữu cơ. Tính ăn mồi động vật của hai loại cá này tích cực ở giai đoạn cá con, giai đoạn 1 - 9 cm cá ăn mồi sống rất mạnh. Tuy nhiên khi cá lớn, chúng chuyển sang chủ yếu thực vật như rong, tảo, giảm bắt mồi động vật. Nói chung đây là hai loài cá dễ nuôi, dễ ăn, mau lớn. Một ưu điểm nữa của cá trê lai, đó là loài cá có sức chống chịu cao đối với điều kiện xấu của ao nuôi.

Mô hình trình diễn ở Nhà Bè (TP. HCM) với diện tích ao nuôi 2.000 – 4.000 m2/hộ, mật độ thả cá rô phi (2,5 con/m2, cỡ giống > 5 cm/con) cá trê lai (10 con/m2, cỡ giống 3 – 5 cm/con). Sau 06 tháng nuôi với tỷ lệ sống 80% trọng lượng của cá rô phi đạt trung bình 3 – 4 con/kg; cá trê lai 3 – 5 con/kg.

Tổng doanh thu, đối với cá trê lai: 314 triệu đồng/ha/vụ, lãi 114 triệu đồng/ha/vụ; cá rô phi: 127,8 triệu đồng/ha/vụ, lãi 48,15 triệu đồng/ha/vụ. Để đạt được kết quả trên là do người dân đã thực hiện đúng theo sự hướng dẫn của cán bộ giám sát về tất cả các bước của quy trình kỹ thuật. Với lợi thế là giống cá thịt trắng, thơm ngon, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người dân nên sản phẩm dễ tiêu.

Trao đổi kinh nghiệm nuôi các hộ cho biết: Nuôi cá trê lai và cá rô phi bán thâm canh không khó nhưng để đạt được hiệu quả thì người nuôi cần lựa chọn mùa vụ nuôi thích hợp, đủ khả năng kinh tế cũng như tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương. Cá càng lớn khả năng tiêu hoá càng mạnh, cá càng ăn tạp. nên ngoài cám viên cần phối trộn các loại thức ăn phụ phẩm để tăng thêm nguồn dinh dưỡng cho cá, giúp cá lớn nhanh. Nếu thức ăn là chất bột cần nấu chín để đảm bảo vệ sinh cho mặt nước ao và cá dễ tiêu thụ nhanh hơn. Bên cạnh đó chất lượng con giống cũng rất quan trọng góp phần quyết định thành công, chỉ nên mua con giống nơi đáng tin cậy. Đây là mô hình thích hợp với đa số các hộ nghèo, cần được nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Hội Thảo Về Dinh Dưỡng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Hội Thảo Về Dinh Dưỡng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Hội thảo về dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản vừa được Trung tâm quốc tế nghiên cứu nông nghiệp Australia phối hợp với Viện Nghiên cứu nuôi thủy sản - trường Đại học Nha Trang tổ chức vào ngày 19/3 tại Nha Trang. Hội thảo nhằm giúp ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam xác định rõ hơn tầm quan trọng của dinh dưỡng với đối tượng nuôi.

21/03/2014
Ngư Dân Phường 6 Tuy Hòa Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương Ngư Dân Phường 6 Tuy Hòa Trúng Đậm Cá Ngừ Đại Dương

Sau nhiều tháng đánh bắt hiệu quả thấp, từ đầu tháng 3/2014 đến nay, ngư dân phường 6, TP Tuy Hòa (Phú Yên) bất ngờ trúng đậm cá ngừ đại dương với sản lượng bình quân 1,5 tấn/tàu.

21/03/2014
Kỹ Thuật Nuôi Cá Vược Thương Phẩm Trong Ao Nước Ngọt Kỹ Thuật Nuôi Cá Vược Thương Phẩm Trong Ao Nước Ngọt

Lates calcarifer (Block 1790) thường được gọi là cá vược hay cá chẽm, là một loài cá có giá trị kinh tế quan trọng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á và Thái Bình Dương.

23/02/2014
Tiền Giang Xuất Khẩu Thủy Sản Đang Ấm Dần Tiền Giang Xuất Khẩu Thủy Sản Đang Ấm Dần

Sau một thời gian dài trầm lắng, những ngày đầu năm 2014 xuất khẩu (XK) thủy sản của các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang có dấu hiệu ấm dần lên. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi sau một thời gian dài XK khó khăn đã dẫn đến tồn kho lớn, DN phải cắt giảm công suất và thực hiện nhiều giải pháp tiết giảm chi phí khác.

21/03/2014
Phú Yên Kiểm Tra Mô Hình Sản Xuất Giống Lúa Có Nguồn Gốc Từ Nhật Bản Phú Yên Kiểm Tra Mô Hình Sản Xuất Giống Lúa Có Nguồn Gốc Từ Nhật Bản

Ngày 19/3, Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh tiến hành kiểm tra mô hình sản xuất giống lúa ĐS1, Akita Komachi, Hananomai, có nguồn gốc từ Nhật Bản và mô hình cánh đồng mẫu sản xuất giống lúa chất lượng cao.

21/03/2014