Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Thoát Nghèo Ở Xã Khánh Trung, Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Những năm gần đây, nhiều nông dân của huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá nước ngọt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ đó, nhiều bà con đã tự vươn lên thoát nghèo từ chính công sức của mình mà không phải trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương. Trong đó, mô hình nuôi cá nước ngọt của anh Lương Văn Hợp ở xã Khánh Trung là một điển hình.
Trước đây, gia đình anh Lương Văn Hợp ở xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh không có đất sản xuất. Sống chủ yếu bằng nghề làm thuê nên cuộc sống gia đình anh gặp không ít khó khăn. Với bản tính cần cù, chịu khó học tập kinh nghiệm qua sách báo, tham quan các mô hình làm ăn đạt hiệu quả, anh Hợp nhận thấy mô hình nuôi cá thích hợp với điều kiện kinh tế gia đình mình như diện tích nuôi nhỏ, ít vốn, dễ chăm sóc.
Sau nhiều năm thực hiện mô hình nuôi cá nước ngọt, gia đình anh đã chính thức thoát nghèo vào năm 2012. Hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình anh thu được 40 đến 50 triệu đồng từ nuôi cá. Bước vào vụ nuôi năm nay, gia đình anh đã được phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Khánh Vĩnh hỗ trợ 15kg cá trê lai giống để gia đình tự phát triển, nâng cao thu nhập. Hiện số cá này đang phát triển tốt, dự báo sẽ cho năng suất cao trong những tháng tới, có khả năng thu lời trên 30 triệu đồng.
Anh Lương Văn Hợp chia sẻ: “Mấy năm trước đi tập huấn nuôi cá rô phi, cá mè... nói chung nhờ nuôi cá thu nhập cũng được, tương đối cao đó. Ở huyện, bên cấp xã cũng quan tâm, lấy mô hình làm điểm ở thôn Suối Cá. Phòng Nông nghiệp cấp cho một số giống cá, hiện tại vụ này tôi nuôi cá trê lai, mới nuôi nhưng cá tương đối đạt”.
Nhờ nghề nuôi cá trê lai mà gia đình anh Lương Văn Hợp đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Là người có lòng say mê với mô hình nuôi cá, cộng với tinh thần ham học hỏi, anh cũng thường xuyên tự tìm tòi, nghiên cứu để học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm cho mình. Theo anh Hợp, để nuôi cá đạt năng suất, sản lượng, cần chú ý chọn con giống khỏe, mật độ nuôi thoáng, khẩu phần ăn thích hợp cho từng giai đoạn. Trong quá trình nuôi phải chú ý phân loại cỡ cá, hạn chế sự cạnh tranh thức ăn và hao hụt, không để thức ăn dư thừa, gây ô nhiễm nguồn nước.
Với những gì đã làm được trong thời gian qua, mô hình nuôi cá của gia đình anh đã được chính quyền địa phương đánh giá cao và nhiệt tình ủng hộ. Ông Nguyễn Được – Cán bộ khuyến nông xã Khánh Trung – huyện Khánh Vĩnh cho biết: “Riêng mô hình này của tỉnh để phòng Nông nghiệp giám sát, cả xã giám sát xem thử hộ chăn nuôi có đạt không. Vừa rồi thấy hộ chăn nuôi này nuôi rất đạt, có hiệu quả. Thực tế ở đây nuôi cá là để cải thiện chi tiêu trong gia đình, một hai hộ họ có chăn nuôi quy mô”.
Theo đánh giá, mô hình nuôi cá của gia đình anh Hợp là điển hình của phong trào nông dân tự vươn lên thoát nghèo ở Khánh Vĩnh hiện nay. Và với những người làm công tác giảm nghèo ở Khánh Vĩnh thì đây thực sự là điều đáng mừng. Bởi lẽ người dân giờ đây đã biết tự tìm tòi làm kinh tế, không trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước, từng bước vươn lên khỏi cái nghèo, ổn định cuộc sống gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Đình Vĩnh - chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM - cho biết chi cục vừa ký thỏa thuận với Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 về chương trình chuyển giao phương pháp sản xuất giống nghêu nhân tạo tại huyện Cần Giờ, với tổng kinh phí khoảng 600 triệu đồng.

Ngày 30-7, tại hội thảo quốc gia về tiềm năng xuất khẩu do Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại Bộ Công thương tổ chức, Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã công bố nhiều mặt hàng triển vọng xuất khẩu của VN.

Học hỏi mô hình nuôi ba ba ở Hậu Giang và áp dụng ngay trên miếng vườn của mình, 3 năm nay, anh Phạm Tấn Hưng, ngụ ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) thành công với nghề nuôi ba ba, tăng thu nhập kinh tế gia đình đáng kể.

Ngày 30-7, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ và Cục Xúc tiến thương mại VN đã công bố nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của VN. Theo đó, cảnh báo cơ cấu xuất khẩu của VN đang dựa quá nhiều vào sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên...

Với sự hỗ trợ của trung ương và địa phương trong việc di dân, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng nên đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả; đường giao thông được cứng hóa giúp nhân dân đi lại và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Từ đó người dân vùng chuyển dân sông Ðà có điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống, yên tâm sản xuất.