Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Thoát Nghèo Ở Xã Khánh Trung, Huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Những năm gần đây, nhiều nông dân của huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi cá nước ngọt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhờ đó, nhiều bà con đã tự vươn lên thoát nghèo từ chính công sức của mình mà không phải trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và địa phương. Trong đó, mô hình nuôi cá nước ngọt của anh Lương Văn Hợp ở xã Khánh Trung là một điển hình.
Trước đây, gia đình anh Lương Văn Hợp ở xã Khánh Trung, huyện Khánh Vĩnh không có đất sản xuất. Sống chủ yếu bằng nghề làm thuê nên cuộc sống gia đình anh gặp không ít khó khăn. Với bản tính cần cù, chịu khó học tập kinh nghiệm qua sách báo, tham quan các mô hình làm ăn đạt hiệu quả, anh Hợp nhận thấy mô hình nuôi cá thích hợp với điều kiện kinh tế gia đình mình như diện tích nuôi nhỏ, ít vốn, dễ chăm sóc.
Sau nhiều năm thực hiện mô hình nuôi cá nước ngọt, gia đình anh đã chính thức thoát nghèo vào năm 2012. Hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình anh thu được 40 đến 50 triệu đồng từ nuôi cá. Bước vào vụ nuôi năm nay, gia đình anh đã được phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Khánh Vĩnh hỗ trợ 15kg cá trê lai giống để gia đình tự phát triển, nâng cao thu nhập. Hiện số cá này đang phát triển tốt, dự báo sẽ cho năng suất cao trong những tháng tới, có khả năng thu lời trên 30 triệu đồng.
Anh Lương Văn Hợp chia sẻ: “Mấy năm trước đi tập huấn nuôi cá rô phi, cá mè... nói chung nhờ nuôi cá thu nhập cũng được, tương đối cao đó. Ở huyện, bên cấp xã cũng quan tâm, lấy mô hình làm điểm ở thôn Suối Cá. Phòng Nông nghiệp cấp cho một số giống cá, hiện tại vụ này tôi nuôi cá trê lai, mới nuôi nhưng cá tương đối đạt”.
Nhờ nghề nuôi cá trê lai mà gia đình anh Lương Văn Hợp đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống. Là người có lòng say mê với mô hình nuôi cá, cộng với tinh thần ham học hỏi, anh cũng thường xuyên tự tìm tòi, nghiên cứu để học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm cho mình. Theo anh Hợp, để nuôi cá đạt năng suất, sản lượng, cần chú ý chọn con giống khỏe, mật độ nuôi thoáng, khẩu phần ăn thích hợp cho từng giai đoạn. Trong quá trình nuôi phải chú ý phân loại cỡ cá, hạn chế sự cạnh tranh thức ăn và hao hụt, không để thức ăn dư thừa, gây ô nhiễm nguồn nước.
Với những gì đã làm được trong thời gian qua, mô hình nuôi cá của gia đình anh đã được chính quyền địa phương đánh giá cao và nhiệt tình ủng hộ. Ông Nguyễn Được – Cán bộ khuyến nông xã Khánh Trung – huyện Khánh Vĩnh cho biết: “Riêng mô hình này của tỉnh để phòng Nông nghiệp giám sát, cả xã giám sát xem thử hộ chăn nuôi có đạt không. Vừa rồi thấy hộ chăn nuôi này nuôi rất đạt, có hiệu quả. Thực tế ở đây nuôi cá là để cải thiện chi tiêu trong gia đình, một hai hộ họ có chăn nuôi quy mô”.
Theo đánh giá, mô hình nuôi cá của gia đình anh Hợp là điển hình của phong trào nông dân tự vươn lên thoát nghèo ở Khánh Vĩnh hiện nay. Và với những người làm công tác giảm nghèo ở Khánh Vĩnh thì đây thực sự là điều đáng mừng. Bởi lẽ người dân giờ đây đã biết tự tìm tòi làm kinh tế, không trông chờ, ỷ lại vào sự trợ giúp của Nhà nước, từng bước vươn lên khỏi cái nghèo, ổn định cuộc sống gia đình.
Có thể bạn quan tâm

Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.

Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!

Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!

Những năm gần đây, phong trào nuôi ếch ở huyện Tháp Mười phát triển mạnh. Hiện tại, toàn huyện có gần 500 hộ nuôi với trên 14 triệu con, sản lượng mỗi năm gần 5.000 tấn. Do nuôi số lượng nhiều nên có thời điểm giá ếch giảm sâu, người nuôi ếch không có lời, thậm chí lỗ vốn mà vẫn không tìm được thương lái đến mua.