Mô Hình Nuôi Cá Lóc Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế

Gia đình anh Hồ Văn Tuệ ở ấp Bình Nam, xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An là hộ nông dân điển hình trong phong trào nuôi cá lóc mang lại thu nhập cao.
Trước đây, gia đình anh chuyên sồng bằng nghề làm ruộng, vào mùa nước lũ hàng năm, anh và người dân tại khu vực này chuyển sang giăng lưới. Lượng cá đồng nhiều vì vậy giá cá khá rẻ, đồng tiền bán được ngày một ít chỉ đủ để tiêu vặt. Trước tình hình đó, anh suy nghĩ tìm cách nào để tăng thêm thu nhập cho gia đình bằng cách sử dụng nguồn cá tạp rẻ tiền này.
Trước khi bắt tay vào nuôi cá, anh đã học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi trước. Ngoài ra, anh cũng đã tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi Thủy sản do Trạm khuyến ngư vùng Đồng Tháp Mười tổ chức. Từ những kinh nghiệm học hỏi được và những kiến thức cơ bản từ lớp tập huấn, anh cùng gia đình quyết định nuôi cá lóc trên ao sẵn có tại nhà với mục đích chủ yếu là lấy công làm lời như bỏ ống tích góp trong mùa lũ nông nhàn.
Với 10.000 cá lóc giống ban đầu, anh thả nuôi trên diện tích 500 m2. Sau thời gian nuôi là 4,5 tháng, tỷ lệ sống đã đạt 62%. Theo tính toán của anh, tổng chi phí trong quá trình nuôi là 20 triệu đồng. Cuối vụ, anh thu hoạch được 1,95 tấn cá, với giá bán 18.500 đồng/kg, trừ chi phí anh còn lãi hơn 16 triệu đồng.
Trong suốt quá trình nuôi, anh đã nhận được sự động viên từ các hộ nuôi trước, sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Trạm khuyến ngư vùng Đồng Tháp Mười hướng dẫn từ khâu chọn giống, thả giống, chăm sóc, cho đến phương pháp phòng trị bệnh.
Anh tóm tắt quá trình nuôi như sau: để chọn con giống tốt phải đảm bảo 4 yêu cầu là khỏe mạnh, đều cỡ, không sây sát dị tật và màu sắc tương đồng.
Ba ngày sau khi thả nên tắm cá bằng Iodin để diệt mầm bệnh, cho cá ăn kháng sinh Tetracyclin để ngừa đường ruột. Cứ 10 ngày tắm cá một lần, tăng cường dinh dưỡng cho cá như bổ sung Premix, vitamin C… Trong quá trình cho ăn, cá mồi nên được rửa sạch trước khi xay cho cá ăn.
Với số tiền lãi thu được anh rất vui vì đã tích lũy được một số vốn lớn nếu so với trước chỉ vài chục ngàn đồng mỗi ngày thu được khi giăng lưới trong mùa lũ. Anh cho biết cá lóc khá dễ nuôi, cá lớn nhanh, khỏe, đều cỡ, không xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Trong quá trình nuôi, phải phòng trị bệnh cho tốt, không để cá bị bệnh rồi mới trị thì sẽ hao đầu con nhiều.
Mặc dù anh nuôi chưa nhiều, nhưng một số kinh nghiệm quí báu mà anh đã đút kết được trong quá trình nuôi rất đáng trân trọng, theo anh để nuôi cá đạt hiệu quả những điều cần phải lưu ý như sau:
+ Phải đi nhiều điểm ương cá lóc giống, chọn những nơi có uy tín, cá phải khỏe mạnh, tương đối đều cở, trông bề ngoài cá mập mạp, tròn, có ánh màu xanh, không bị xây sát dị tật, nhất là trong đàn màu sắc phải giống nhau, không có con màu sắc khác …
+ Khi cá được vận chuyển đến nơi, chưa nên cho cá ăn vội để trữ cá một đêm, hôm sau tắm cá, và cho cá ăn kháng sinh phòng bệnh.
+ Giữ nguồn nước luôn sạch, sau mỗi lần thay nước định kỳ nên xử lý nước để diệt các mầm bệnh bên ngoài xâm nhập vào.
+ Chọn thời điểm nuôi thích hợp, để đảm bảo giá bán được cao, cụ thể có 2 vụ nuôi chính: tháng 8- 9 và tháng 4 - 5 dương lịch.
Với phương châm tích lũy, tận dụng được lao động nông nhàn trong mùa lũ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cải thiện đời sống. Chúng tôi thấy đây là một mô hình phù hợp với bà con nông dân trong vùng Đồng Tháp Mười cần được nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Giá chào bán gạo của VN hiện đang ở mức thấp nhất trong số các quốc gia xuất khẩu gạo, tại sao? Làm cách nào để có đầu ra?

Giá trị xuất khẩu thủy sản tính đến hết tháng 4 theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt 1,87 triệu USD, giảm 16,4% so với cùng kỳ năm 2014

Nhiều người dân Quảng Ngãi vẫn tiếp tục xuống giống vụ dưa mới với hi vọng một mùa dưa sẽ lãi to, dù mới trải qua cảnh mùa vụ bị ứ đọng dưa.

Theo Vụ Thị trường châu Á-Thái Bình Dương (Bộ Công Thương), mới đây truyền thông Đài Loan đưa tin Cục Quản lý Thực phẩm Dược phẩm nước này gần đây liên tục phát hiện nhiều lô hàng sản phẩm chè nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt quy định.

Hiện giá muối tại Khánh Hòa được thương lái thu mua 350.000đ/tấn với muối SX thủ công và 700.000đ/tấn muối trải bạt. Trừ chi phí, diêm dân thua lỗ từ 100.000 - 120.000đ/tấn.