Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế
Ngày đăng: 27/02/2014

Gia đình anh Hồ Văn Tuệ ở ấp Bình Nam, xã Bình Hòa Trung, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An là hộ nông dân điển hình trong phong trào nuôi cá lóc mang lại thu nhập cao.

Trước đây, gia đình anh chuyên sồng bằng nghề làm ruộng, vào mùa nước lũ hàng năm, anh và người dân tại khu vực này chuyển sang giăng lưới. Lượng cá đồng nhiều vì vậy giá cá khá rẻ, đồng tiền bán được ngày một ít chỉ đủ để tiêu vặt. Trước tình hình đó, anh suy nghĩ tìm cách nào để tăng thêm thu nhập cho gia đình bằng cách sử dụng nguồn cá tạp rẻ tiền này.

Trước khi bắt tay vào nuôi cá, anh đã học hỏi kinh nghiệm từ những hộ nuôi trước. Ngoài ra, anh cũng đã tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi Thủy sản do Trạm khuyến ngư vùng Đồng Tháp Mười tổ chức. Từ những kinh nghiệm học hỏi được và những kiến thức cơ bản từ lớp tập huấn, anh cùng gia đình quyết định nuôi cá lóc trên ao sẵn có tại nhà với mục đích chủ yếu là lấy công làm lời như bỏ ống tích góp trong mùa lũ nông nhàn.

Với 10.000 cá lóc giống ban đầu, anh thả nuôi trên diện tích 500 m2. Sau thời gian nuôi là 4,5 tháng, tỷ lệ sống đã đạt 62%. Theo tính toán của anh, tổng chi phí trong quá trình nuôi là 20 triệu đồng. Cuối vụ, anh thu hoạch được 1,95 tấn cá, với giá bán 18.500 đồng/kg, trừ chi phí anh còn lãi hơn 16 triệu đồng.

Trong suốt quá trình nuôi, anh đã nhận được sự động viên từ các hộ nuôi trước, sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ Trạm khuyến ngư vùng Đồng Tháp Mười hướng dẫn từ khâu chọn giống, thả giống, chăm sóc, cho đến phương pháp phòng trị bệnh.

Anh tóm tắt quá trình nuôi như sau: để chọn con giống tốt phải đảm bảo 4 yêu cầu là khỏe mạnh, đều cỡ, không sây sát dị tật và màu sắc tương đồng.

Ba ngày sau khi thả nên tắm cá bằng Iodin để diệt mầm bệnh, cho cá ăn kháng sinh Tetracyclin để ngừa đường ruột. Cứ 10 ngày tắm cá một lần, tăng cường dinh dưỡng cho cá như bổ sung Premix, vitamin C… Trong quá trình cho ăn, cá mồi nên được rửa sạch trước khi xay cho cá ăn.

Với số tiền lãi thu được anh rất vui vì đã tích lũy được một số vốn lớn nếu so với trước chỉ vài chục ngàn đồng mỗi ngày thu được khi giăng lưới trong mùa lũ. Anh cho biết cá lóc khá dễ nuôi, cá lớn nhanh, khỏe, đều cỡ, không xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Trong quá trình nuôi, phải phòng trị bệnh cho tốt, không để cá bị bệnh rồi mới trị thì sẽ hao đầu con nhiều.

Mặc dù anh nuôi chưa nhiều, nhưng một số kinh nghiệm quí báu mà anh đã đút kết được trong quá trình nuôi rất đáng trân trọng, theo anh để nuôi cá đạt hiệu quả những điều cần phải lưu ý như sau:

+ Phải đi nhiều điểm ương cá lóc giống, chọn những nơi có uy tín, cá phải khỏe mạnh, tương đối đều cở, trông bề ngoài cá mập mạp, tròn, có ánh màu xanh, không bị xây sát dị tật, nhất là trong đàn màu sắc phải giống nhau, không có con màu sắc khác …

+ Khi cá được vận chuyển đến nơi, chưa nên cho cá ăn vội để trữ cá một đêm, hôm sau tắm cá, và cho cá ăn kháng sinh phòng bệnh.

+ Giữ nguồn nước luôn sạch, sau mỗi lần thay nước định kỳ nên xử lý nước để diệt các mầm bệnh bên ngoài xâm nhập vào.

+ Chọn thời điểm nuôi thích hợp, để đảm bảo giá bán được cao, cụ thể có 2 vụ nuôi chính: tháng 8- 9 và tháng 4 - 5 dương lịch.

Với phương châm tích lũy, tận dụng được lao động nông nhàn trong mùa lũ nhưng đem lại hiệu quả kinh tế tăng thu nhập cải thiện đời sống. Chúng tôi thấy đây là một mô hình phù hợp với bà con nông dân trong vùng Đồng Tháp Mười cần được nhân rộng.


Có thể bạn quan tâm

Nghêu Chết Trắng Ở Xứ Gò Công Nghêu Chết Trắng Ở Xứ Gò Công

Năm ngoái, nghêu nuôi khu vực ven biển Tân Thành (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) không có tình trạng chết hàng loạt như năm 2010 và 2011 nhưng niềm vui đó chưa trọn vẹn do nghêu giá thấp, khó tiêu thụ. Giờ đây, nghêu nuôi lại chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân khiến hàng trăm tỷ đồng của nông dân trôi theo bọt nước.

17/03/2013
Giải Pháp Thoát Nghèo Bền Vững Cho Người Nông Dân Ở Bá Thước Giải Pháp Thoát Nghèo Bền Vững Cho Người Nông Dân Ở Bá Thước

Huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có diện tích đất tự nhiên 77.500 ha, chủ yếu là rừng và đất rừng, chỉ có hơn 10.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Hầu hết diện tích đất đều có độ dốc lớn, việc canh tác và cải tạo đất gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng không nhỏ đến hàng nghìn hộ dân trong việc phát triển kinh tế.

25/06/2013
Cá Tra Việt Nam Bị “Đánh Úp” Cá Tra Việt Nam Bị “Đánh Úp”

Lý do duy nhất để Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thay đổi hẳn mức thuế chống bán phá giá (CBPG) philê cá tra đông lạnh của Việt Nam trong quyết định chính thức của đợt rà soát hành chính lần thứ 8 (POR8) giai đoạn 1/8/2010 - 31/7/2011, là việc chọn Inđônêxia làm nước thay thế thay vì Bănglađét đã chọn khi đưa ra mức thuế sơ bộ.

19/03/2013
Lao Đao Vì Đào Ao Ương Cá Tra Giống Lao Đao Vì Đào Ao Ương Cá Tra Giống

Sau một thời gian ồ ạt chuyển đất lúa sang đào ao ương cá tra giống thì hiện nay, nhiều nông dân ở xã Thạnh Lộc và Mỹ Thành Bắc (huyện Cai Lậy - Tiền Giang) đã chọn cách lấp ao và trở lại với nghề trồng lúa truyền thống khi giá cá liên tục sụt giảm, thương lái ngưng thu mua.

25/06/2013
Nông Dân Nuôi Tôm Công Nghiệp Cần Được Tiếp Sức Nông Dân Nuôi Tôm Công Nghiệp Cần Được Tiếp Sức

Năm 2012, Đề án nâng cao năng suất và chất lượng tôm nuôi tại huyện Năm Căn thực hiện đạt thấp, nhất là nuôi tôm công nghiệp. Kế hoạch đề ra là chuyển đổi 200 ha sang nuôi tôm công nghiệp, nhưng chỉ đạt hơn 31 ha.

19/03/2013