Mô Hình Nuôi Cá Lóc Giảm Nghèo Ở Xã Thạnh Thới Thuận, Huyện Trần Đề (Sóc Trăng)

Nói đến mô hình nuôi cá lóc, người dân xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề (Sóc Trăng), đều biết đến anh Anh Đặng Văn Kiệt ở ấp Thạnh An 3 là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới và được nhiều người dân trong xã làm theo để tăng thu nhập.
Trước đây, cuộc sống gia đình anh Kiệt rất khó khăn vì không ruộng đất sản xuất. Qua bạn bè, anh biết mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới hiệu quả cao, nên anh tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư và tham khảo sách báo để nắm vững kỹ thuật nuôi.
Thông qua chính quyền địa phương, anh được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay hơn 10 triệu đồng, anh bắt tay vào làm vèo bằng lưới nylon, có diện tích 9 m2 và thả nuôi hơn 1.000 con cá giống. Nhờ chăm sóc tốt nên đàn cá lớn nhanh, gần 4 tháng tuổi trọng lượng bình quân đạt 300 gr/con. Với giá bán bình quân 45.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thức ăn, con giống anh còn lãi được 8 triệu đồng.
Nuôi cá lóc trong vèo không cần diện tích lớn, chỉ cần tận dụng một số diện tích mặt nước trong ao, hồ hoặc mép kênh là có thể nuôi được. Dù cá nuôi trong vèo nhưng thức ăn là nguồn cá biển và cá tạp nên thịt cá lóc chắc và ngon.
Nuôi cá lóc trong vèo là mô hình mới ở xã Thạnh Thới Thuận đang được nhiều nông dân tham quan học tập kinh nghiệm. Địa địa phương cũng xem đây là một trong những mô hình giảm nghèo hiệu quả và bền vững.
Việc triển khai hiệu quả các mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đã có sự tác động quan trọng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, qua đó góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở xã Thạnh Thới Thuận.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè này, nhiều hộ nông dân ở Thanh Hóa đã trúng đậm vụ hành chăm với lãi lớn. Cây hành chăm có ưu điểm dễ trồng, tiết kiệm nước, củ hành chăm bé bằng hạt nhãn màu trắng, rất thơm nên dễ bán.

Sau những lần thất bại với mô hình nuôi thỏ, anh Huỳnh Chí Công (34 tuổi), ngụ tại xã Phước Vĩnh An, H.Củ Chi, TP.HCM lân la khắp các tỉnh khu vực miền Đông Nam bộ tìm kiếm mô hình chăn nuôi phù hợp với nghề nông của mình. Và mô hình nuôi rắn ráo trâu được anh lựa chọn để phát triển thành trang trại như ngày nay.

Những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, hơn 4 triệu “dân xứ Nghệ mặt vàng như nghệ” bởi cả tỉnh thiếu lương thực trầm trọng. Ruộng đồng manh mún, cộng với khí hậu thời tiết khắc nghiệt khiến người nông dân quanh năm “bán mặt cho đất” mà chẳng đủ ăn. Từ trong khốn khó ấy, vụ hè thu ra đời đã trở thành cứu tinh cho cả xứ Nghệ

Ông Phan cho biết, một lần tình cờ lên mạng ông đọc được thông tin có nông dân ở Mỹ trồng được những quả bí ngô khổng lồ mà từ trước đến nay ông chưa bao giờ thấy. Ông tìm cách liên lạc với những người bạn đang sinh sống bên Mỹ nhờ mua bằng được giống bí ngô này đem về Đà Lạt trồng thử

Trước sức ép về đô thị hóa và phát triển các khu công nghiệp đã làm diện tích đất lúa ngày càng bị thu hẹp. Vậy làm gì để giữ ổn định đất trồng lúa? Phóng viên báo Nông Nghiệp Việt Nam đã ghi nhận ý kiến của lãnh đạo ngành nông nghiệp một số địa phương về vấn đề này.