Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Giảm Nghèo Ở Xã Thạnh Thới Thuận, Huyện Trần Đề (Sóc Trăng)

Mô Hình Nuôi Cá Lóc Giảm Nghèo Ở Xã Thạnh Thới Thuận, Huyện Trần Đề (Sóc Trăng)
Ngày đăng: 08/05/2014

Nói đến mô hình nuôi cá lóc, người dân xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề (Sóc Trăng), đều biết đến anh Anh Đặng Văn Kiệt ở ấp Thạnh An 3 là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới và được nhiều người dân trong xã làm theo để tăng thu nhập.

Trước đây, cuộc sống gia đình anh Kiệt rất khó khăn vì không ruộng đất sản xuất. Qua bạn bè, anh biết mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới hiệu quả cao, nên anh tham gia các lớp tập huấn khuyến ngư và tham khảo sách báo để nắm vững kỹ thuật nuôi.

Thông qua chính quyền địa phương, anh được Ngân hàng chính sách xã hội cho vay hơn 10 triệu đồng, anh bắt tay vào làm vèo bằng lưới nylon, có diện tích 9 m2 và thả nuôi hơn 1.000 con cá giống. Nhờ chăm sóc tốt nên đàn cá lớn nhanh, gần 4 tháng tuổi trọng lượng bình quân đạt 300 gr/con. Với giá bán bình quân 45.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí thức ăn, con giống anh còn lãi được 8 triệu đồng.

Nuôi cá lóc trong vèo không cần diện tích lớn, chỉ cần tận dụng một số diện tích mặt nước trong ao, hồ hoặc mép kênh là có thể nuôi được. Dù cá nuôi trong vèo nhưng thức ăn là nguồn cá biển và cá tạp nên thịt cá lóc chắc và ngon.

Nuôi cá lóc trong vèo là mô hình mới ở xã Thạnh Thới Thuận đang được nhiều nông dân tham quan học tập kinh nghiệm. Địa địa phương cũng xem đây là một trong những mô hình giảm nghèo hiệu quả và bền vững.

Việc triển khai hiệu quả các mô hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đã có sự tác động quan trọng đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, qua đó góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo nhanh và bền vững ở xã Thạnh Thới Thuận.


Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp làm nấm chỉ với... 300.000 đồng Khởi nghiệp làm nấm chỉ với... 300.000 đồng

Tốt nghiệp đại học nhưng Nguyễn Thị Linh (25 tuổi, ở thôn Tiên Kha, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh. TP.Hà Nội) quyết định không vất vả đi xin việc mà tự mày mò, học hỏi để lập nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, tạo việc làm cho bà con trong xã.

25/07/2016
Liên kết sản xuất mía đường ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Liên kết sản xuất mía đường ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Các DN sản xuất mía đường ở khu vực ĐBSCL đang đẩy mạnh liên kết theo chuỗi với nông dân để ổn định vùng nguyên liệu trước các tác động của biến đổi khí hậu và áp lực cạnh tranh từ đường nhập lậu.

01/08/2016
Thoát nghèo nhờ nuôi tôm trên cát Thoát nghèo nhờ nuôi tôm trên cát

Mới đây, tại Quảng Bình, TTKNQG đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh”.

08/08/2016
Na dai làm giàu dài dài Na dai làm giàu dài dài

Những năm trở lại đây, cây na đã khẳng định được là một trong những loại cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao của huyện Chi Lăng, Lạn Sơn.

12/08/2016
Mỗi thùng ong nuôi cho thu nhập 1 triệu đồng Mỗi thùng ong nuôi cho thu nhập 1 triệu đồng

Từ chỗ nuôi nhỏ lẻ 1 - 2 đàn ong, rồi tự học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay, ông Phan Sỹ Quyền ở xã Lĩnh Sơn (Anh Sơn - Nghệ An) thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ nghề này.

13/08/2016