Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Dứa

Mô Hình Nuôi Cá Dứa
Ngày đăng: 10/10/2011

Cá Dứa (Pangasius kunyit) là một loài cá da trơn sống ở vùng nước lợ. Với ưu thế là loài cá quý, từ lâu được người dân ĐBSCL cho là thịt thơm ngon hơn cá tra, cá basa nhiều lần. Nhu cầu tiêu thụ rất lớn, là món đặc sản ở các quán, nhà hàng. Vì vậy cá Dứa đã và đang là đối tượng nuôi có triển vọng trong tương lai ở vùng Nhà Bè và Cần Giờ.

Cũng giống như Lý Nhơn, Long Hòa, là một xã phía Nam của huyện Cần Giờ có điều kiện thuận lợi phát triển nghề nuôi cá dứa thương phẩm. Từ lâu người dân nơi đây tập trung nuôi nhiều loại thủy sản như: tôm sú, cá chẻm và một số loài thủy sản khác, nhưng không phải lúc nào cũng thành công – nguyên nhân thì nhiều, nhưng khó khăn lớn nhất là do dịch bệnh hoặc do các ao bị ô nhiễm. Vì thế, cá dứa là đối tượng nuôi mới phù hợp trên địa bàn và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, đồng thời tìm ra một qui trình nuôi ổn định cho hiệu quả năng suất cao mà các huyện Nhà Bè, Cần Giờ đang áp dụng.

Trong buổi hội thảo đầu bờ, đa số các hộ tham gia mô hình nuôi cá dứa tại đây đều thu được kết quả cao. Ông Trương Hòa Việt, một hộ nuôi áp dụng thành công cho biết:ngoài yếu tố kỹ thuật được áp dụng triệt để từ khâu thả giống, cho ăn, xác định được độ mặn trong ao…cũng cần phải nắm được yếu tố thời tiết giao mùa ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cá. Tốt nhất nên thả giống vào đầu mùa mưa cá sẽ phát triển tốt, vì mùa nắng cá ăn rất ít và hầu như không ăn, và lúc này nếu thời tiết quá hanh khô cá nổi đầu dễ chết. Một kinh nghiệm nữa mà người nuôi cá cần biết, đó là khi áp thấp nhiệt đới, bão giông hầu như cá nghỉ ăn hoàn toàn.

Qua một năm thực hiện ( từ tháng 9/2010 – 9/2011 ) kết quả cho thấy: Cá tăng trọng tương đối đồng đều, không có sự phân đàn lớn; Tỉ lệ sống: 65%, trọng lượng đạt 0.8 – 1kg/con; Năng suất ước đạt: 7,6 tấn/ha, sản lượng của mô hình: 4.940kg. Với giá bán 70.000đồng/kg, lời > 160 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Mô hình nuôi cá dứa mang lại gía trị sản xuất lớn, hiệu quả kinh tế cao, là đối tượng được ưa chuộng nhiều do nhu cầu sử dụng sản phẩm tươi và sử dụng làm khô. Khô cá dứa là mặt hàng được ưa chuộng của sản phẩm du lịch hiện nay. Vì thế, để phát triển mạnh hơn nữa cho mô hình này, cần chủ động được nguồn giống và chất lượng con giống bảo đảm cũng như yếu tố môi trường nhất là độ mặn để giúp cá phát triển tốt.


Có thể bạn quan tâm

Nắng Thiêu Đốt Miền Tây Nghệ An Nắng Thiêu Đốt Miền Tây Nghệ An

Vùng tây nam Nghệ An mấy ngày qua nắng nóng trên 41oC; khu vực Cửa Rào (Tương Dương); Châu Khê, Cam Lâm (Con Cuông) nhiệt độ ngoài trời lên đến trên 42oC.

04/05/2012
Thí Điểm Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Ao Cá Tra Thí Điểm Nuôi Tôm Càng Xanh Ở Ao Cá Tra

Ngày 14-5, PGS.TS Dương Nhựt Long - trưởng bộ môn kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt (Đại học Cần Thơ) - cho biết vừa thu hoạch hai ao tôm càng xanh vốn là ao nuôi cá tra trước đây tại An Giang với kết quả “một lời một”.

16/05/2012
Cơ Hội Tăng Thu Nhập Từ “Gạo Cát Tiên” Cơ Hội Tăng Thu Nhập Từ “Gạo Cát Tiên”

Ở Lâm Đồng, “Gạo Cát Tiên” là sản phẩm lúa gạo duy nhất được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu độc quyền. Đó là loại gạo được sản xuất từ giống lúa OM 4900.

24/05/2012
Ông Cảnh Nuôi Nai Thoát Nghèo Ông Cảnh Nuôi Nai Thoát Nghèo

Ông Trịnh Cảnh ở thôn Đại Phú, xã Hòa Quang Nam (Phú Hòa, Phú Yên) là một trong những người đi đầu trong việc chuyển đổi từ nuôi heo và bò sang nuôi nai, nhờ vậy mà kinh tế gia đình ông ngày càng khá hơn.

31/07/2012
Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Bình Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Bình

Sau 2 tháng xuống giống nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ vụ xuân hè năm 2012, hầu hết tôm cá nuôi tại ao, đầm của Thái Thụy (Thái Bình) đều sinh trưởng và phát triển tốt. Sau những vụ “độc canh” con tôm sú gặp rủi ro, “thất bát” vì dịch bệnh, năm nay nông dân bước đầu chuyển hướng đầu tư, đa dạng hoá đối tượng nuôi thả, chú trọng khâu cải tạo ao đầm, kỹ thuật chăm sóc… quyết tâm giành vụ NTTS thắng lợi cả về sản lượng và giá trị thu nhập.

16/05/2012