Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Tại Xã Đức Lạng Ở Hà Tĩnh

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.
Mô hình năm 2012 do ông Trần Văn Hán thực hiện, với quy mô 3.000 m2, số lượng giống thả 9.000 con, trong đó nhà nuớc hỗ trợ giống 100%, thức ăn 50%. Qua thời gian nuôi gần 5 tháng cá đạt trọng lưọng 0,5 - 0,6 kg/con, tỷ lệ sống uớc đạt 70%, năng suất đạt gần 12 tấn/ha. Nếu theo giá bán thời điểm hiện nay tại ao là 50.000 đồng/kg, trừ chi phí, mô hình thu lãi gần 40 triệu đồng.
Ngày 20/9/2012 tại xã Đức Lạng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá Diêu Hồng thương phẩm trong ao đất. Tham dự hội thảo có đại diện Sở NN&PTNT, Chi cục nuôi trồng thuỷ sản, Trung tâm UD&CGKHKT huyện Đức Thọ và lãnh đạo, các ban ngành cung với bà con nông dân xã Đức Lạng để đánh giá kết quả đạt đươc và rút kinh nghiệm phát triển nhân ra diện rộng trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, hầu hết các đại biển tham dự đều cho rằng, đây là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm hơn các đối tượng nuôi cá truyền thống (mè, trôi, trắm, chép...) như: Kỹ thuật nuôi không khó, ít dịch bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu của địa phương và đặc biệt trong thời gian nuôi ngắn (4 - 5 tháng) đảm bảo kích cỡ thuơng phẩm để bán ra thị trường trước mùa mưa lũ. Đây là cơ sơ để tiếp tục nhân rộng đối tượng này ở tại địa phương cũng như các địa bàn khác trong tỉnh. Tuy nhiên để có tính hiệu quả và bền vững, trong thời gian tới ngành nông nghiệp cần phải có chương trình cụ thể về quy hoạch, về kế hoạch để phát triển đối tượng này.
Có thể bạn quan tâm

Theo một quan chức Chính phủ Philippines, chính phủ nước này vừa quyết định sẽ nhập thêm 200 tấn gạo của Việt Nam nhằm ổn định nguồn hàng dự trữ của Cơ quan lương thực quốc gia (NFA).

Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội thảo xác định nguyên nhân gây chết trên ngao, tu hài nuôi và giải pháp khôi phục nghề nuôi.

Nắng nóng kéo dài hơn một tháng qua không chỉ gây thiệt hại cho cây lúa, hoa màu mà còn khiến nhiều diện tích cây ăn quả trên địa bàn Tiên Phước có nguy cơ bị thất thu.

Mô hình tôm - lúa ở huyện Thới Bình (Cà Mau) một năm chia ra 2 vụ. Từ đầu năm đến khoảng tháng 7 âm lịch, các hộ dân sẽ lấy nguồn nước mặn để nuôi tôm. Sau đó đưa nước ngọt vào và tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn, làm vụ lúa kết hợp nuôi tôm từ cuối tháng 7 âm lịch đến cuối năm.

Chị Lê Thị Hân, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây (Vị Thủy, Hậu Giang) nuôi cá rô đầu vuông gần 10 năm cho biết: “Những năm trước đây, tôi nuôi 8 ao cá với diện tích trên 10.000 m2 mặt nước, thu hoạch gần 100 tấn, nhưng nay vì thua lỗ nên chỉ nuôi 2 ao, với sản lượng thu hoạch khoảng 30 tấn”.