Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Tại Xã Đức Lạng Ở Hà Tĩnh

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.
Mô hình năm 2012 do ông Trần Văn Hán thực hiện, với quy mô 3.000 m2, số lượng giống thả 9.000 con, trong đó nhà nuớc hỗ trợ giống 100%, thức ăn 50%. Qua thời gian nuôi gần 5 tháng cá đạt trọng lưọng 0,5 - 0,6 kg/con, tỷ lệ sống uớc đạt 70%, năng suất đạt gần 12 tấn/ha. Nếu theo giá bán thời điểm hiện nay tại ao là 50.000 đồng/kg, trừ chi phí, mô hình thu lãi gần 40 triệu đồng.
Ngày 20/9/2012 tại xã Đức Lạng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá Diêu Hồng thương phẩm trong ao đất. Tham dự hội thảo có đại diện Sở NN&PTNT, Chi cục nuôi trồng thuỷ sản, Trung tâm UD&CGKHKT huyện Đức Thọ và lãnh đạo, các ban ngành cung với bà con nông dân xã Đức Lạng để đánh giá kết quả đạt đươc và rút kinh nghiệm phát triển nhân ra diện rộng trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, hầu hết các đại biển tham dự đều cho rằng, đây là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm hơn các đối tượng nuôi cá truyền thống (mè, trôi, trắm, chép...) như: Kỹ thuật nuôi không khó, ít dịch bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu của địa phương và đặc biệt trong thời gian nuôi ngắn (4 - 5 tháng) đảm bảo kích cỡ thuơng phẩm để bán ra thị trường trước mùa mưa lũ. Đây là cơ sơ để tiếp tục nhân rộng đối tượng này ở tại địa phương cũng như các địa bàn khác trong tỉnh. Tuy nhiên để có tính hiệu quả và bền vững, trong thời gian tới ngành nông nghiệp cần phải có chương trình cụ thể về quy hoạch, về kế hoạch để phát triển đối tượng này.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay là một trong những nguyên nhân khiến cho đàn vật nuôi bị suy giảm sức đề kháng, nhiều loại dịch bệnh có nguy cơ bùng phát.

Nắng nóng khốc liệt đã tiếp tục gây những thiệt hại không nhỏ đến “vựa chè” như Thanh Chương, Anh Sơn. Theo thống kê ban đầu, toàn tỉnh Nghệ An đã có gần 2.000 ha chè bị chết. Những diện tích chè mới trồng từ tháng 10 năm ngoái, qua mấy tháng trời chăm sóc, bây giờ coi như “xóa sổ”...

Sau thời gian bất lực nhìn vườn tiêu chết dần chết mòn do bệnh, thì nay nhiều nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) mừng như “nhặt được vàng” khi ông Dương Hùng Đỗ, Chủ tịch Viện Công nghệ sinh học miền Nam tại Gia Lai, đã sử dụng bài thuốc do mình nghiên cứu để cứu sống vườn tiêu của nông dân.

Mới đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với các huyện Phú Hòa, Sơn Hòa và Tuy An tiến hành tiêu hủy vùng sắn đã bị rệp sáp bột hồng gây hại nhằm cắt đứt nguồn lây lan sang diện rộng. Đây là năm thứ hai liên tiếp rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại khiến nông dân thiệt hại hàng tỉ đồng.

Khi đến tay người tiêu dùng, những sản phẩm này đã có sẵn hồ sơ dữ liệu từ khi gieo hạt, chăm sóc và thành phẩm.