Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Tại Xã Đức Lạng Ở Hà Tĩnh

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.
Mô hình năm 2012 do ông Trần Văn Hán thực hiện, với quy mô 3.000 m2, số lượng giống thả 9.000 con, trong đó nhà nuớc hỗ trợ giống 100%, thức ăn 50%. Qua thời gian nuôi gần 5 tháng cá đạt trọng lưọng 0,5 - 0,6 kg/con, tỷ lệ sống uớc đạt 70%, năng suất đạt gần 12 tấn/ha. Nếu theo giá bán thời điểm hiện nay tại ao là 50.000 đồng/kg, trừ chi phí, mô hình thu lãi gần 40 triệu đồng.
Ngày 20/9/2012 tại xã Đức Lạng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá Diêu Hồng thương phẩm trong ao đất. Tham dự hội thảo có đại diện Sở NN&PTNT, Chi cục nuôi trồng thuỷ sản, Trung tâm UD&CGKHKT huyện Đức Thọ và lãnh đạo, các ban ngành cung với bà con nông dân xã Đức Lạng để đánh giá kết quả đạt đươc và rút kinh nghiệm phát triển nhân ra diện rộng trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, hầu hết các đại biển tham dự đều cho rằng, đây là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm hơn các đối tượng nuôi cá truyền thống (mè, trôi, trắm, chép...) như: Kỹ thuật nuôi không khó, ít dịch bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu của địa phương và đặc biệt trong thời gian nuôi ngắn (4 - 5 tháng) đảm bảo kích cỡ thuơng phẩm để bán ra thị trường trước mùa mưa lũ. Đây là cơ sơ để tiếp tục nhân rộng đối tượng này ở tại địa phương cũng như các địa bàn khác trong tỉnh. Tuy nhiên để có tính hiệu quả và bền vững, trong thời gian tới ngành nông nghiệp cần phải có chương trình cụ thể về quy hoạch, về kế hoạch để phát triển đối tượng này.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21-7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Chánh đã có cuộc họp với các sở, ngành liên quan để nghe báo cáo và xử lý những kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai.

Thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 899/QĐ-TTg, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đang bắt đầu bộc lộ rất nhiều bất cập cần phải điều chỉnh và thay đổi kể từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một cách nhìn lại mình để “lột xác” và phát triển. Nhiều chuyên gia mạnh dạn cho rằng, đã đến lúc phải giảm dần lúa gạo để đầu tư cho nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Vì sao?
Chăn nuôi bò là một trong những mô hình hiệu quả đã giúp nhiều hộ nghèo tham gia Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững ở xã Hòa Long (huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) và xã Vĩnh Thạnh (huyện Lấp Vò) vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thực hiện kế hoạch khuyến nông năm 2015, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) tỉnh Bình Định đã đầu tư kinh phí và phối hợp với Trạm KN huyện Tây Sơn thực hiện mô hình nuôi gà trên nền đệm lót sinh học tại xã Tây Vinh với quy mô 100 m2 đệm lót và 800 con gà; có 2 hộ trực tiếp tham gia.