Mô Hình Nuôi Cá Chình Hiệu Quả

Hiện nay, nông dân huyện Cái Nước đang phát huy nhân rộng mô hình đa cây đa con, thu được hiệu quả khá cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở nông thôn. Mô hình nuôi cá chình của hộ ông Phùng Hòa Thuận, ấp Tân Tạo, xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước là một điển hình.
Sau nhiều năm nuôi tôm kém hiệu quả, ông Phùng Hòa Thuận đi hỏi kinh nghiệm kỹ thuật nuôi cá chình ở nhiều nơi trong tỉnh về áp dụng nuôi thử nghiệm ngay trên phần đất của gia đình, với diện tích nuôi ban đầu chỉ có một ao khoảng 300m2, đã cho thu hoạch được hơn 50 triệu đồng. Thấy mô hình nuôi cá chình có nhiều triển vọng, ông tiếp tục mở rộng thêm diện tích nuôi lên hai ao với 600m2 và thả 200 con cá chình giống. Sau hơn hai năm chăm sóc, đến nay, mô hình nuôi cá của ông cũng cho thu hoạch một vụ bội thu. Điều đáng phấn khởi là mô hình nuôi cá của ông đạt đầu con khá cao và có trọng lượng trung bình khoảng 3kg/con, cá biệt có những con nặng đến 6kg. Có thể nói, đây là mô hình nuôi cá tiêu biểu nhất của huyện Cái Nước, vì từ trước đến nay hầu như chưa có một mô hình nào mà cá có trọng lượng cao như thế. Ông Phùng Hòa Thuận nói: “Trước đây, gia đình rất khó khăn do nuôi tôm kém hiệu quả, nay nhờ nuôi cá chình, gia đình tôi không những thoát nghèo mà còn có thể vươn lên làm giàu. Với giá cá thời điểm này là 320 ngàn đồng/kg, gia đình ông có thu nhập khoảng 100 triệu đồng, trừ chi phí tiền thức ăn, cá giống, còn lãi trên 80 triệu đồng”.
Ông cũng là một trong những người đi tiên phong trong phong trào nuôi đa con ở Ấp Tân Tạo. Hiện nay, phong trào này đang được các hội nông dân triển khai nhân rộng trong hội viên. Ông Đỗ Anh Sâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cái Nước, cho biết: “Năm 2008, sẽ tiếp tục củng cố kiện toàn công tác tổ chức hội ở cơ sở, để khơi dậy mạnh mẽ phong trào nông dân thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi, phát triển và nhân rộng các mô hình nuôi trồng thủy sản có hiệu quả. Kết hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hỗ trợ vốn cho hội viên nông dân, để xây dựng mỗi xã có một mô hình chỉ đạo điểm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hội viên nông dân tham quan, học hỏi rút kinh nghiệm và nhân rộng trong thời gian tới”. Có thể nói, mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng trong thời gian qua ở xã Tân Hưng Đông nói riêng, huyện Cái Nước nói chung đã và đang phát triển rầm rộ. Không đòi hỏi diện tích đất lớn, kỹ thuật cao hay vốn nhiều, nguồn thức ăn cho cá lại có sẵn ngay trong vuông tôm của gia đình, cho nên những mô hình này phù hợp với điều kiện sản xuất của rất nhiều hộ dân. Vì thế, ai cũng có thể dễ dàng áp dụng được. Nhờ đó, không ít gia đình đã khấm khá lên và đổi đời.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 13/4, ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết, địa phương đang xây dựng mô hình hỗ trợ cho người nông dân chăn nuôi bò sữa.

Trong khi nhiều hộ nuôi heo rừng ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) khó nắm bắt kỹ thuật nuôi heo rừng thuần chủng và lúng túng trong việc tìm đầu ra thì ông Trần Văn Hiến (thôn Thạnh Đức) đã không ngừng tìm tòi, học hỏi để phát triển quy mô đàn heo rừng lên đến hàng trăm con, trở thành gia đình nuôi heo rừng có quy mô lớn tại huyện miền núi này.

Xác định tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm là một trong những biện pháp chủ lực, quan trọng hàng đầu trong phòng, chống dịch bệnh nên trong vụ xuân năm 2015, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác tiêm phòng một cách quyết liệt.

Ông Trần Nguyễn Hồ ở ấp Long Thành, xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nổi tiếng với mô hình chăn nuôi theo quy mô trang trại công nghiệp, an toàn sinh học và là một gương nông dân làm giàu theo hướng sản xuất hàng hóa với danh hiệu "vua chim cút".

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.