Mô Hình Nuôi Cá Chép Nhật Thương Phẩm, Hiệu Quả Kinh Tế Ở Thành Phố Hồ Chí Minh

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6 phần ngàn, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 6,5 - 8, nhiệt độ nước thích hợp: 25 – 30 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Mô hình được Trạm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân thuộc Trung tâm Khuyến nông thành phố thực hiện tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, với quy mô: 10.000 m2/5 hộ, nuôi trong ao, vèo. Trong đó, Khuyến nông hỗ trợ 100% chi phí con giống (600.000 con) và 25% thức ăn công nghiệp (tương đương 7,5 triệu đồng). Sau 8 tháng nuôi (từ 08/2012 - 04/2013). Kết quả đạt được: Tỉ lệ sống đạt trên 51%. Năng suất: 15 tấn/ha, sản lượng cá ước đạt 307.200 con, cá có ngoại hình, màu sắc đẹp, với giá bán 2.500đ/con, các nông hộ lãi trên 300 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí (thức ăn, cải tạo ao, thuốc phòng bệnh…)
Ông Trần Hoài Bảo đại diện các hộ nuôi cho biết, mô hình có hiệu quả kinh tế và có khả năng nhân rộng, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng và định hướng phát triển nông nghiệp của địa phương. Kiến nghị các Ban ngành đại phương quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông tiếp tục đầu tư xây dựng ao, hồ, con giống giúp nông dân mở rộng qui mô sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.

Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, rau diếp cá và xà lách xoong là 2 loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đầu ra của diếp cá rất ổn định, chủ yếu tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Diện tích diếp cá của toàn xã khoảng 5 ha.

Anh Hà Văn An, một trong sáu chủ vựa lớn ở chân núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho hay: Vào thời điểm tháng 9, mỗi ngày anh thu mua từ 1 - 3 tấn măng tươi. Ngoài các vựa thu gom măng ở ấp An Hoà, còn có những chuyến hàng đi thẳng từ Lâm Viên tới Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và các chợ ở TP.HCM. Bình quân mỗi chuyến trừ hết chi phí còn lãi gần 7 triệu đồng.

Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam về việc triển khai Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản.

Ông Lưu Văn Phước, ở xã Vĩnh Bình, huyện Châu Thành – An Giang thả nuôi 7 vèo ếch Thái với diện tích trên 100m2 cho biết: Sau 3 tháng nuôi ếch đạt trọng lượng từ 200 – 300 gram/con, ông thu được 5.500 con ếch thịt bán với giá 25.000đ/kg, sau khi trừ hết chi phí lãi 32 triệu đ.