Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mô Hình Nuôi Cá Chép Lai Hiệu Quả Cao Tại Liên Châu (Hà Nội)

Mô Hình Nuôi Cá Chép Lai Hiệu Quả Cao Tại Liên Châu (Hà Nội)
Ngày đăng: 20/05/2014

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi từ mô hình nuôi con năng suất thấp sang mô hình cho hiệu quả kinh tế cao hơn, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, TP.Hà Nội đã triển khai thành công mô hình thí điểm nuôi cá chép lai cho năng suất cao.

Thực hiện theo sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.Hà Nội, từ tháng 5/2013, xã Liên Châu đã triển khai chuyển đổi mô hình nuôi thủy sản từ các loài cá truyền thống trắm, trôi, mè, chép sang mô hình nuôi cá chép lai trên địa bàn thôn Từ Châu. Trong đó, tỷ lệ thả cá chép lai tại ao chiếm 90%, các loài cá khác chiếm 10%.

Ông Nguyễn Trọng Hải - Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản thôn Từ Châu cho biết: Nhằm tăng nguồn thu nhập cho bà con nông dân, từ năm 2013, thôn đã triển khai mô hình nuôi cá chép lai tại 7 hộ với diện tích 6ha. Qua thời gian chuyển đổi, đến nay, số hộ nuôi cá chép lai trong thôn đã lên đến 24 hộ với diện tích 30ha.

Chia sẻ về những đặc tính của cá chép lai, ông Hải cho biết: là loài dòng 3 máu, cá chép lai có nhiều đặc tính ưu thế hơn so với các loài cá nuôi lấy thịt thông thường tại ao.

Cá có khả năng chịu bệnh tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, thân hình dài, đẹp và giá thành bán khá cao. Hiện, giá xuất cá chép lai tại ao từ 50.000 - 60.000 đồng/kg. Trung bình mỗi ha, trừ các khoản chi phí, bà con nông dân có thể thu lãi từ 180 - 190 triệu đồng, gấp 2,5 lần so với các giống cá nuôi trước đây.

Anh Nguyễn Văn Năm, một hộ nuôi cá ở thôn Từ Châu cho biết, từ khi chuyển sang mô hình nuôi cá chép lai, năng suất sản phẩm cá từ 4.000 m2 ao của anh tăng lên rõ rệt. Với việc nuôi các loài truyền thống như trước, mỗi vụ anh thu lãi khoảng 70 – 80 triệu đồng. Tuy nhiên, khi chuyển sang nuôi cá chép lai đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn, với mức lãi hơn 150 triệu đồng/vụ.

Để nuôi cá chép lai hiệu quả, ông Hải cho biết: Ao nuôi cá cần được khử trùng sạch bằng vôi bột, sau đó phơi nắng từ 6 - 7 ngày, lúc đó mới cho nước vào. Mỗi tháng, ao cần thay nước 1 lần với mức nước thay 30%. Với vụ nuôi 6 tháng, 3 tháng sau cần thay nước 2 lần/tháng nhằm đảm bảo nguồn nước sạch cho cá sinh trưởng.

Bên cạnh đó, khi xuống giống, mật độ thả cá nên khoảng 0,8 con/m2, mỗi con cân nặng từ 120 - 150g. Lưu ý, trước khi thả giống, cá cần được tắm bằng thuốc tím nhằm đảm bảo con giống khỏe mạnh. Ngoài ra, cá cần cho ăn đúng bữa, trung bình 2 ngày/lần, vào buổi sáng và chiều.

Với nguồn cung cá chép lai khá lớn, hiện, nguồn cá tại thôn đang được nhiều thương nhân khắp các nơi đến thu mua, chủ yếu cung ứng cho thị trường Hà Nội. Với hiệu quả kinh tế cao, hiện mô hình nuôi cá chép lai đang được các thôn ở xã Liên Châu triển khai nhận rộng. Theo ông, Hoàng Như Dã - Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản thôn Châu Mai, trong thời gian tới, thôn sẽ tiến hành xây dựng vườn ươm giống cá chép lai trên diện tích 3ha, diện tích nuôi cá thịt 20ha.

Hiện tại, việc nhân rộng diện tích nuôi cá chép lai trên địa bàn các thôn xã Liên Châu đang là mong muốn của nhiều người dân. Tuy nhiên, theo ông Hải, vấn đề ô nhiễm nguồn nước sông Nhuệ - nguồn cung cấp nước chính cho các ao đang là vấn đề khó khăn của các hộ nuôi cá ở đây.

Điều này dẫn đến việc chi phí xử lý nguồn nước tại ao khá cao, với mức chi 8 triệu đồng/ha. Bởi vậy, trong tương lai, rất mong được chính quyền các cấp quan tâm, xử lý nguồn nước tại sông Nhuệ nhằm tạo điều kiện cho bà con tập trung phát triển, tăng thêm nguồn thu nhập từ mô hình nuôi cá chép lai cho hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Mỹ Thắng Tập Trung Chăm Sóc, Bảo Vệ Lúa Mùa Mỹ Thắng Tập Trung Chăm Sóc, Bảo Vệ Lúa Mùa

Về xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những ngày này, màu xanh của lúa đã phủ kín các cánh đồng. Trên mảnh ruộng hơn 6 sào, chị Trần Thị Trâm, xóm Đoài vừa nhanh tay vãi phân bón thúc đợt 1 vừa vui vẻ trò chuyện với chúng tôi: “Mảnh ruộng này tôi đã cấy xong cách đây 1 tháng bằng giống BC15. Đây là giống lúa năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn nên hạn chế được thiệt hại do dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận gây ra”.

15/08/2013
Những Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Trồng Lúa Đặc Sản Những Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Trồng Lúa Đặc Sản

Tỉnh ta là vùng trồng lúa nổi tiếng vùng đồng bằng sông Hồng với nhiều giống lúa đặc sản như nếp cái hoa vàng, tám xoan, tám ấp bẹ, dự hương… Tuy nhiên, diện tích cấy lúa đặc sản ở các địa phương trong tỉnh hiện đã giảm đáng kể.

15/08/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Phun Mưa Sử Dụng Năng Lượng Mặt Trời Hiệu Quả Từ Mô Hình Tưới Phun Mưa Sử Dụng Năng Lượng Mặt Trời

Ngày 7-8, Công ty Holcim Việt Nam phối hợp với Hội Nông dân, Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nghiệm thu Mô hình Tưới phun mưa sử dụng năng lượng mặt trời tại tỉnh Ninh Thuận.

15/08/2013
Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm Mùa Lạnh Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm Mùa Lạnh

Chủ động trồng cỏ, bắp, v.v... và dự trữ thức ăn, ủ urê hoặc ủ chua, bổ sung dưỡng chất, khoáng chất, vitamin vào thức ăn. Trung bình mỗi con trâu, bò cần có 1-2 tấn thức ăn dự trữ sẵn cho mùa lạnh.

15/08/2013
Cần Quản Lý Cá Ngừ Đại Dương Theo Chuỗi Giá Trị Cần Quản Lý Cá Ngừ Đại Dương Theo Chuỗi Giá Trị

Cá ngừ đại dương là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa. Những năm qua, nghề câu cá ngừ phát triển đã tạo cho hàng chục ngàn người dân biển 3 tỉnh miền Trung có nguồn thu nhập khá, góp phần cải thiện đáng kể cuộc sống hàng ngày.

16/08/2013