Mô Hình Nuôi Cá Bóp Thương Phẩm Tại Đảo Hòn Chuối Ở Cà Mau

Hai năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bóp bằng lồng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân sinh sống tại đảo Hòn Chuối (Cà Mau). Đó là tín hiệu đáng mừng để người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo.
Những năm trước đây, người dân sống trên đảo Hòn Chuối sinh sống bằng nghề làm thuê cho các tàu đánh bắt hải sản hay câu cá, câu mực sống qua ngày, cuộc sống rất bấp bênh. Thế nhưng, từ năm 2010 trở lại đây, đời sống người dân đã cải thiện đáng kể nhờ mô hình nuôi cá bóp bằng lồng.
Anh Quách Phong Vụ là người khởi xướng mô hình này cho biết: “Nhờ nuôi cá mà đời sống người dân ở đây có phần khấm khá và hầu như các hộ trên đảo đều có nuôi cá bóp”.
Được biết, trước kia anh là thương lái, ra đảo mua cá về bán lại, khi thấy nơi đây có nước trong là điều kiện thuận lợi để nuôi cá bóp bằng lồng nên anh đã mạnh dạn đầu tư nuôi. Đến nay, anh đã có 8 lồng nuôi cá, mỗi lồng từ 200 - 250 con. Hàng năm anh thu lợi nhuận từ nuôi cá trên 500 triệu đồng.
Cá bóp là loại cá tương đối dễ nuôi, ít bệnh tật, thức ăn chủ yếu là các loại cá tạp nhưng lại có lợi nhuận kinh tế cao. Hiện nay, thương lái thu mua cá tại đảo có giá từ 110.000 - 115.000 đ/kg, cá nuôi từ 6 - 7 tháng có thể đạt từ 10 kg trở lên.
Hiện nay, nhiều hộ gia đình sống trên đảo có ít nhất một lồng cá, tùy vào kinh tế gia đình mà nuôi với số lượng ít hay nhiều. Anh Trương Thanh Hùng là người dân sống trên đảo cho biết: “Hiện nay, tôi nuôi được một lồng cá, nếu thu hoạch và trừ chi phí còn lời khoảng 50 triệu đồng”.
Tuy nhiên, khó khăn chung của những người dân nơi đây là thiếu vốn. Nguồn vốn có được để nuôi cá là vốn tích lũy của bao năm vất vả làm ăn trên đảo với tiền vay mượn thêm.
Ông Lê Văn Phương, Tổ trưởng Tổ nhân dân tự quản đảo Hòn Chuối cho biết: “Đời sống người dân nơi đây đã khắm khá hơn nhờ nuôi cá. Tuy nhiên, hiện tại khó khăn chung của người dân trên đảo là thiếu vốn, nhiều hộ muốn nuôi hay mở rộng diện tích nuôi lại không có vốn”. Vốn đầu tư làm lồng và mua cá giống khoảng 50 - 70 triệu đồng, tùy vào số lượng lồng và cá giống.
Mặc dù nghề nuôi cá bóp đang có triển vọng phát triển tại đảo Hòn Chuối, nhưng do thiếu vốn đầu tư nên mô hình này vẫn chưa thể nhân rộng, đời sống các hộ dân sống trên đảo vẫn còn đó những khó khăn và đang cần sự hỗ trợ từ các cấp, các ngành, để họ có thể yên tâm bám biển, làm giàu từ biển.
Có thể bạn quan tâm

Để vững bước gia nhập TPP, Việt Nam phải tìm cách liên kết vào chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ nông nghiệp hiện đại.

Thời vụ thích hợp trồng chuối tiêu hồng vào mùa xuân (tháng 2 - 4) và mùa thu (tháng 8 - 10). Mật độ trồng: Hàng cách hàng 2,2 m, cây cách cây 2,5 m, tương đương 60 - 70 cây/sào (sào Bắc bộ 360 m2).

Bà Lê Thị Ngọc Lan, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Hương Giang (huyện Hương Khê, Hà Tĩnh) cho biết, toàn xã hiện có trên 50% số hộ chăn nuôi đủ điều kiện đã được xây dựng, lắp đặt bể khí biogas.

Với gói kỹ thuật đồng bộ gắn với phương pháp canh tác theo hình thức làm đất tối thiểu, năng suất ngô vụ đông có thể tăng bình quân từ 4,5 tấn lên 6 tấn/ha, giảm được ít nhất ½ chi phí SX.

Giữa tình hình khó khăn do nắng hạn gay gắt khiến vụ thu hoạch ngô ở Sơn La chậm hơn 20 – 25 ngày, giá ngô thương phẩm giảm làm thu nhập của nông dân bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, vẫn có những điểm sáng.