Mô Hình Nuôi Cá Bớp Phát Triển Mạnh

2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.
Cá bóp được nuôi xen với lồng tôm hùm, thời gian nuôi từ 10 tháng đến 12 tháng là xuất bán, mỗi con có trọng lượng từ 7 đến 11 kg. So với tôm hùm, thì vốn đầu tư ban đầu thấp, nhưng chi phí thức ăn hàng ngày rất lớn. Với giá cá thương phẩm hiện nay, giao động từ 90 đến 100 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, con giống, công lao động và thức ăn, hộ nuôi lãi từ 20 đến 30% so với vốn đầu tư.
Tuy nhiên, cũng như 1 số loại thủy sản khác, cá bóp cũng xuất hiện một số loại bệnh và hiện nay, người dân tự mua thuốc để điều trị. Thời gian tới, ngành chức năng cần hỗ trợ kỹ thuật phòng bệnh, giúp người nuôi cá đạt hiệu quả cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Tối 23.10, Festival Nông nghiệp 2015 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và UBND TP.Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức chính thức khai mạc tại TP.Hồ Chí Minh.

Sau gần 1 năm, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), trước thời cơ và thách thức mới của nền nông nghiệp, năm 2008, Ban Chấp hành T.Ư Đảng (khóa X) đã ra Nghị quyết 26 về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Sau gần 5 năm xây dựng Chương trình nông thôn mới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ mới có 8/43 xã hoàn thành. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, ở đây làm chậm nhưng chắc.

Hơn 10 năm trước cánh đồng thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) hoang hóa bạc màu. Từ năm 2010, ND thôn Tuấn Tú đã mạnh dạn trồng cây măng tây. Nhờ vậy, thu nhập của bà con tăng lên đáng kể.

Đó là tuyến đường bê tông nội thôn chỉ mất 12 ngày cho việc hoàn thành và đưa vào sử dụng tại thôn Ngầu 1 xã Võ Lao (Văn Bàn, Lào Cai). Đây là một dấu ấn mới, một thành tích đáng tự hào trong việc huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới của thôn Ngầu 1.