Mô Hình Nuôi Cá Bớp Phát Triển Mạnh

2 năm trở lại đây, mô hình nuôi cá bớp (hay còn gọi là cá bóp) trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã phát triển mạnh. Toàn huyện có khoảng gần 460 hộ nuôi. Chủ yếu nuôi tập trung tại xã đảo Vạn Thạnh và thị trấn Vạn Giã.
Cá bóp được nuôi xen với lồng tôm hùm, thời gian nuôi từ 10 tháng đến 12 tháng là xuất bán, mỗi con có trọng lượng từ 7 đến 11 kg. So với tôm hùm, thì vốn đầu tư ban đầu thấp, nhưng chi phí thức ăn hàng ngày rất lớn. Với giá cá thương phẩm hiện nay, giao động từ 90 đến 100 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ hết chi phí, con giống, công lao động và thức ăn, hộ nuôi lãi từ 20 đến 30% so với vốn đầu tư.
Tuy nhiên, cũng như 1 số loại thủy sản khác, cá bóp cũng xuất hiện một số loại bệnh và hiện nay, người dân tự mua thuốc để điều trị. Thời gian tới, ngành chức năng cần hỗ trợ kỹ thuật phòng bệnh, giúp người nuôi cá đạt hiệu quả cao hơn.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, đã vào giữa mùa khai thác hải sản năm 2013, nhưng ngư dân huyện Núi Thành (Quảng Nam) chỉ đánh bắt được tổng sản lượng 14.800 tấn hải sản các loại, đạt 46,25% kế hoạch năm, giảm 4.200 tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhiều nông dân ở Đác Nông đã chú trọng hái cà phê khi tỷ lệ qủa chín đạt trên 90%, góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu cà phê của tỉnh.

Chất lượng con giống là một trong các yếu tố đầu vào quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm nước lợ. Nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất giống tôm “sạch” là điều cấp thiết hiện nay đối với Quảng Nam.

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi ở tỉnh Bình Định diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nuôi tôm. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, một số vấn đề về phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.