Mô Hình Nuôi Cá Bống Mú Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Tuy còn khá mới mẻ, song mô hình nuôi cá bống mú trong ao đã được người dân xã Vĩnh Hậu A (huyện Hòa Bình) phường Nhà Mát, xã Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu) thực hiện và đạt hiệu quả cao.
Người đi đầu trong mô hình nuôi cá bống mú phải kể đến anh Long Văn Nghĩa (ấp 15, xã Vĩnh Hậu A). Sau khi nuôi thử nghiệm thành công, đến nay anh Nghĩa đã mở rộng 6ha với 14 ao nuôi. Các ao được anh Nghĩa luân phiên thả cá giống, mỗi ao từ 1.000 - 1.500 con. Theo anh Nghĩa, phải chọn cá bống mú loại từ 5 - 10 phân, sau đó nuôi thuần trong ao khoảng 15 - 20 ngày, rồi mới đưa ra thả ở các ao còn lại.
Anh Long Văn Nghĩa chia sẻ: “Nuôi cá bống mú không khó. Điều quan trọng nhất vẫn là nguồn nước. Cần thay nước thường xuyên để có nguồn nước sạch giúp cá lớn nhanh. Thức ăn cho cá bống mú là cá tạp và tôm, cua nhỏ. Từ khi thả nuôi đến khi xuất bán khoảng 10 tháng, khối lượng trung bình mỗi con đạt từ 0,8 - 1kg. Với mức giá như hiện nay (từ 195.000 - 250.000 đồng/kg), người nuôi hoàn toàn yên tâm về lợi nhuận”. Với 14 ao nuôi, hàng năm, trừ tất cả chi phí, anh Nghĩa thu lãi khoảng 1,5 tỷ đồng. Do mô hình nuôi cá bống mú đạt hiệu quả kinh tế cao, nên một số hộ dân ở phường Nhà Mát (xã Hiệp Thành, TP. Bạc Liêu) học tập và áp dụng nuôi với diện tích khoảng 4ha. Và lợi nhuận từ mô hình nuôi cá bống mú thả thưa của các hộ đạt khoảng 100 triệu đồng/vụ.
Điển hình như hộ bà Nguyễn Kim Định (xã Hiệp Thành) có gần 1ha với 2 ao thả nuôi khoảng 1.500 con. Hàng năm, bà Định thu hoạch từ 70 - 100 triệu đồng từ cá bống mú. Hay hộ ông Lê Văn Lợi (phường Nhà Mát) có gần 1,5ha với 4 ao thả nuôi khoảng 4.000 con. Theo cách tính của ông Lợi: “Giá cá giống hiện tại dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/con, cộng với tiền thức ăn chiếm khoảng 45% trong tổng chi phí đầu tư. Trong khi đó, giá cá thương phẩm hiện tại đạt khá cao từ 250.000 - 300.000 đồng/kg, sau mỗi vụ nuôi thì người nuôi phải lời trên 50%”. Sau mỗi vụ thu hoạch trừ chi phí ông Lợi lãi khoảng 150 triệu đồng/vụ.
Xác định khai thác và nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, ngành Nông nghiệp Bạc Liêu cũng đang bắt đầu triển khai nhân rộng mô hình nuôi cá bống mú và những đối tượng nuôi mang lại hiệu quả, từng bước thay thế con tôm sú. Đồng thời, khuyến cáo người dân đa dạng hóa vật nuôi để tránh tình trạng trúng mùa rớt giá.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang chú trọng phát triển cây dược liệu. Ấu tẩu cũng được xem là một loại dược liệu sẵn có ở địa phương. Trong đó, nơi trồng nhiều và chất lượng củ tốt phải kể đến xã Cao Mã Pờ (Quản Bạ).

Nhằm cải tạo giống dê địa phương có trọng lượng nhỏ (tối đa chỉ từ 25-30 kg), và đang dần bị thoái hóa giống. Để đẩy mạnh phát triển đàn gia súc, tăng thu nhập giúp người dân XĐGN theo Nghị quyết của Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra, huyện Đồng Văn đã xây dựng và thực hiện Phương án cải tạo đàn dê với mục tiêu nâng cao tầm vóc, trọng lượng của dê.

Giá liên tục tăng khiến phong trào trồng hồ tiêu đang diễn ra ồ ạt. Sự khan hiếm nguồn cung đã dẫn đến nạn trộm cắp dây tiêu giống, gây thiệt hại lớn cho các chủ vườn...

Năm 2010, anh Nguyễn Hữu Lợi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi vịt xiêm Pháp, rồi mạnh dạn mua 100 con vịt xiêm Pháp ở Trường Đại học Cần Thơ về và lai tạo với vịt xiêm giống ở miền Bắc, để nuôi thử nghiệm

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên (Bắc Giang), vụ thu đông năm nay, nông dân các xã trong huyện liên kết với một số công ty chế biến nông sản trong và ngoài tỉnh trồng 100 ha ngô ngọt bằng các giống Việt Thái và Sugar 75.